Bệnh nhân phi công ngồi dậy, bấm nút chỉnh giường

Theo VnExpress 10:14 09/06/2020 - Y tế 24h
TP HCM - Trong sự phục hồi kỳ diệu, tối nay bệnh nhân phi công Anh có thể ngồi dậy, thực hiện lệnh của y bác sĩ, bấm nút điều chỉnh độ cao giường.

Bệnh nhân 43 tuổi còn tự viết vào bảng và đung đưa được hai chân - sự tiến triển mà các chuyên gia y tế cũng "không thể tin được", chỉ ít ngày sau khi bệnh nhân kề cận tử thần. 

Ông Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế, cho biết khi xem những hình ảnh về sự phục hồi của bệnh nhân từ Bệnh viện Chợ Rẫy gửi ra, không chỉ cá nhân ông mà các chuyên gia trong Hội đồng chuyên môn đều ngỡ ngàng, không tin bệnh nhân có thể tiến triển nhanh đến thế. 

"Với những người bệnh khác, những bước tiến nhỏ về sức khoẻ như thế là bình thường, nhưng với bệnh nhân này là một nỗ lực lớn", ông nói. 

Trước đó, Bộ Y tế đã thành lập ban chỉ đạo và tổ chuẩn bị ghép phổi, tổ chăm sóc sau ghép phổi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đến đêm nay, các chuyên gia trong Hội đồng chuyên môn cho rằng, sự phục hồi này khiến phương án ghép phổi ban đầu nay trở thành dự phòng.

Theo thông báo chiều nay, bệnh nhân phi công giảm sốt, phổi cải thiện nhiều, đang tập để giảm dần phụ thuộc vào máy thở. Dự kiến anh này cần nhiều tuần để cai máy thở, phục hồi chức năng vận động. Sức cơ hô hấp còn yếu, vẫn nhờ máy hỗ trợ áp lực để tăng thông khí phổi. Khi mức áp giảm xuống, bệnh nhân sẽ tiến đến dừng thở máy và tự thở bình thường. 

Sáng cùng ngày, bệnh nhân đã giảm sốt, đáp ứng với kháng sinh, sức cơ toàn thân cải thiện dần, hai chân còn yếu 2/5. Tình trạng trướng bụng giảm, bắt đầu ăn qua đường tiêu hóa trở lại. 

Bệnh nhân vẫn được truyền kháng đông liên tục, tập vật lý trị liệu ngày hai lần, tăng cường dinh dưỡng, theo dõi chỉ số miễn dịch và tình trạng nhiễm trùng.

"Bệnh nhân 91" ngày 2/6 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: BV cung cấp.

Phi công người Anh nhiễm nCoV sau khi đến Buddha Bar & Grills, TP HCM. Nhập viện ngày 18/3, bệnh nhân sức khỏe ổn định, sau đó đột ngột trở nặng. Có thời điểm phổi gần như bị đông đặc hoàn toàn, phải can thiệp ECMO từ ngày 6/4 đến 3/6. Đến nay, anh đã qua 83 ngày điều trị, là ca Covid-19 nặng nhất và có số ngày điều trị dài nhất tại Việt Nam. 

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đơn vị bảo hiểm nước ngoài đang làm việc với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy để tiến hành chi trả viện phí cho bệnh nhân. Trước đó, lãnh đạo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM ước tính tổng chi phí hơn hai tháng điều trị của bệnh nhân khoảng 3 tỷ đồng.

Như vậy, đến nay 49 trong tổng số 50 bệnh nhân Covid-19 quốc tịch nước ngoài đã khỏi bệnh. Hiện chỉ còn "bệnh nhân 91" - phi công Anh, vẫn trong tình trạng nặng được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh này đã hết nCoV, đang nhiễm trùng phổi.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Y tế 24h - 02/10/2024

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Y tế 24h - 01/10/2024

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

Y tế 24h - 30/09/2024

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

Y tế 24h - 27/09/2024

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Y tế 24h - 04/09/2024

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới