Bệnh viện TP HCM dùng ki-ốt khai báo y tế

Theo VnExpress.net 05:48 06/04/2020 - Y tế 24h
Người đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thực hiện khai báo y tế ở ki-ốt ngay cổng ra vào, sát khuẩn tay trước và sau thao tác.

Bác sĩ Nguyễn Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết đã triển khai ki-ốt khai báo y tế từ cuối tuần qua, dành cho mọi người vào viện, gồm người bệnh, thân nhân, khách liên hệ công tác, nhân viên bệnh viện... Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, chỉ cần quét mã bảo hiểm y tế sẽ thay thế khai báo thông tin hành chính.

Hiện bệnh viện trang bị 4 ki-ốt khai báo y tế. Ảnh: A.Q

Bệnh nhân đến bệnh viện Nguyễn Tri Phương khám đang khai báo y tế qya ki-ốt. Ảnh: A.Q

Ki-ốt do các chuyên gia công nghệ thông tin của bệnh viện thực hiện, ứng dụng khai báo thông tin theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người dùng sử dụng bàn phím ảo trên màn hình để khai báo tên tuổi, địa chỉ, yếu tố dịch tễ liên quan, các các triệu chứng gợi ý nghi nhiễm, những mối liên hệ tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc nhiễm... 

Đội bảo vệ và Phòng Công tác xã hội nhận được tín hiệu báo động khi ki-ốt phát hiện trường hợp nghi ngờ để kịp thời hướng dẫn người vừa khai báo đến phòng khám sàng lọc. Phòng Kế hoạch tổng hợp cũng thuận tiện trong việc thống kê, báo cáo tình hình khai báo, kết quả khai báo của người đến viện.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là đa khoa hạng 1, thuộc Sở Y tế TP HCM, mõi ngày có hàng nghìn bệnh nhân đến khám chữa. Việc kiểm soát bằng các tờ khai y tế bằng giấy dẫn đến quá tải và nhiều hạn chế khác như hồ sơ để chất chồng tại các phòng chức năng bệnh viện, khó kiểm soát và truy tìm vào tình huống khẩn cấp, đồng thời lại tốn giấy, có hại cho môi trường.

Người khai báo có thẻ BHYT chỉ cần quét thẻ thay cho nhập dữ liệu phần hành chính. Ảnh chụp màn hình ki-ốt.

Người khai báo có thẻ BHYT chỉ cần quét thẻ thay cho nhập dữ liệu phần hành chính. Ảnh chụp màn hình ki-ốt.

Sở Y tế TP HCM ngày 6/4 đánh giá mô hình này giúp hỗ trợ công tác sàng lọc bệnh nhân nghi nhiễm, dễ truy tìm các mối liên hệ với người nhiễm hoặc nghi nhiễm, từ đó khoanh vùng, cách ly diện rộng để giảm lây nhiễm từ các ổ dịch nếu có phát sinh.

Theo Sở Y tế, các bệnh viện khác có thể nghiên cứu, học tập kinh nghiệm để triển khai trong giai đoạn phòng chống dịch hoặc góp phần quản lý người bệnh, thân nhân sau này, giúp thu thập dữ liệu y tế góp phần xây dựng Big Data của ngành y tế.

Lê Phương

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Y tế 24h - 02/10/2024

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Y tế 24h - 01/10/2024

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

Y tế 24h - 30/09/2024

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

Y tế 24h - 27/09/2024

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Y tế 24h - 04/09/2024

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới