Cô gái Đan Mạch: 'Tôi từng tuyệt vọng'

Theo VnExpress 07:22 27/04/2020 - Y tế 24h
HÀ NỘI - Một mình điều trị Covid-19 tại đất nước xa lạ, Josefine Schutten Hoslund rơi vào trạng thái hoang mang và tuyệt vọng.

Hoslund, 19 tuổi, được đưa vào bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị ngày 24/3. Không tổn thương phổi, nhưng cô là bệnh nhân nhẹ có thời gian điều trị lâu nhất. 

"Điều trị cho bệnh nhân này gặp khó ngay từ đầu vì không tuân thủ yêu cầu chữa bệnh. Bệnh nhân nói tiếng Anh không tốt nên không hiểu, không hợp tác", bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai, Phó trưởng khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, cho biết. Điều dưỡng cứ mở cửa ra thì Hoslund đóng vào. Bác sĩ nhắc súc họng nhưng cô không thực hiện.

Cô gái cũng không chịu ăn uống vì thức ăn không hợp khẩu vị, liên tục yêu cầu sứ quán đưa về nhà.

"Bệnh viện có suất ăn dành riêng cho người nước ngoài nhưng không thể phục vụ hoàn toàn theo ý thích", bác sĩ Mai cho biết.

Tới 17/4, Hoslund vẫn dương tính nCoV, sau 8 lần xét nghiệm. "Mỗi lần xét nghiệm cách nhau 3 ngày, tính ra đã điều trị 24 ngày rồi. Cô ấy không hiểu rằng phải khỏi bệnh thì mới được về nhà", bác sĩ Mai nói.    

"Nhưng đó là bệnh nhân nên chúng tôi phải có trách nhiệm phục vụ chu đáo và tốt nhất", bác sĩ Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, cho biết thêm. 

Ngày 25/4, Hoslund được công bố khỏi bệnh. Đứng giữa các bệnh nhân trong lễ ra viện, trong khi mọi người vỗ tay không ngớt, Hoslund chỉ đứng yên. 

Hoslund cho biết đã đặt vé về nước hồi cuối tháng 3 khi thấy dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên hãng hàng không yêu cầu bằng chứng không nhiễm virus thì mới được bay. Cô và bạn trai bèn đến Bệnh viện Nhi Trung ương để xét nghiệm. Sau đó, chỉ mình cô được đưa vào viện, trở thành "bệnh nhân 167".

"Tôi không có triệu chứng gì, không ốm nên bị sốc khi biết tin dương tính nCoV", Hoslund nói.   

Josefine Schutten Hoslund, 19 tuổi, quốc tịch Đan Mạch. Ảnh: Hoàng Anh.
Josefine Schutten Hoslund, 19 tuổi, quốc tịch Đan Mạch. Ảnh: Hoàng Anh.

32 ngày ở bệnh viện là quãng thời gian khó khăn nhất với Hoslund. "Tôi đã tuyệt vọng và nản chí. Cô đơn, xa lạ, không biết gì, suy nghĩ tiêu cực".

Cô không quen với văn hóa Việt Nam, giao tiếp hạn chế với y bác sĩ. "Chỉ vài người biết tiếng Anh. Chúng tôi giao tiếp rất hạn chế, tôi không biết gì cả, một mình ở trong phòng".

Sự khác biệt về văn hóa cũng khiến Hoslund gặp khó khi tuân thủ yêu cầu điều trị. "Các bác sĩ rất tốt bụng nhưng tôi không quen với cách làm việc này. Đó có thể là lý do khiến việc điều trị cho tôi phức tạp hơn". 

Nhờ gia đình và đại sứ quán hỗ trợ, dần dần, bệnh nhân bớt cảm giác tuyệt vọng, chấp nhận các phương pháp điều trị. Cô sẽ về nước sau khi ra viện.

Hoslund tỏ ra tiếc nuối khi chuyến du lịch cùng bạn trai bị dở dang vì dịch bệnh, phải về nước quá sớm. "Tôi tiếc vì chưa kịp đi miền Nam và nhìn thấy những điều thú vị khác. Tôi chắc chắn sẽ quay trở lại Việt Nam một ngày không xa". 

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới