Có phải nhiễm vi khuẩn lao là mắc bệnh lao?

Theo Báo giao thông 08:29 18/08/2023 - Y tế 24h
Nguyên nhân gây ra bệnh lao là vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, đây là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp.

Hỏi:

Với xét nghiệm có vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis có được hiểu là mắc bệnh lao không, mong bác sĩ giải đáp giúp?

Trần Hương (Hà Nội)

Có phải nhiễm vi khuẩn lao là mắc bệnh lao?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

BS Nguyễn Thu Thủy, Khoa Lao - Hô hấp, Bệnh viện Phổi T.Ư trả lời:

Nguyên nhân gây ra bệnh lao là vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, đây là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp. Những người bình thường khi hít phải vi khuẩn lao từ người bệnh sẽ có tình trạng nhiễm lao, tuy nhiên không phải ai nhiễm lao cũng phát triển thành bệnh lao.

Bởi, vi khuẩn lao khi ở trong cơ thể sẽ không sinh trưởng được nếu cơ thể được hệ miễn dịch bảo vệ. Thực tế có những người nhiễm lao suốt đời nhưng không thành bệnh lao.

Có hai yếu tố nguy cơ khiến nhiễm lao thành bệnh lao đó là số lượng vi khuẩn và sức đề kháng của mỗi người.

Khi số lượng vi khuẩn nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể người không thể chống đỡ được thì sẽ từ nhiễm thành bệnh. Do đó, những người có nguy cơ cao mắc lao do hệ miễn dịch kém bao gồm: Người suy dinh dưỡng, người hút thuốc nhiều, mắc bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV, trẻ em...

Tuy nhiên, không nên chủ quan, đặc biệt là với những người trẻ có sức khỏe và sức đề kháng tốt thường chủ quan bỏ qua những triệu chứng ban đầu của bệnh. Bệnh lao là bệnh tiến triển âm thầm và thường phát hiện muộn.

Nếu không được chữa trị kịp thời và hiệu quả có thể gây nên nhiều di chứng như tổn thương thâm nhiễm để lại các nốt vôi hóa, xơ hóa.

Nặng hơn là tổn thương tụ lại thành những đám xơ mờ trên phổi; tổn thương nhu mô, tổn thương phế quản; giãn phế quản sau lao, bệnh nhân dễ bội nhiễm, thi thoảng có những ho khạc, có thể ho ra máu...

Khi các tổn thương phổi rộng chắc chắn sẽ để lại những di chứng và khi trên phổi để lại những xơ, sẹo như vậy thì khả năng hô hấp giảm, gắng sức một chút sẽ dẫn đến khó thở.

Những trường hợp chưa mắc cần chú trọng chế độ dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nơi ở cần thông thoáng để giảm tối đa lượng vi khuẩn trong phòng (nếu có), hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, hắt hơi.

Trẻ em cần tiêm vaccine phòng bệnh lao trong vòng 1 tháng đầu sau sinh. Đặc biệt, người dân cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Y tế 24h - 02/10/2024

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Y tế 24h - 01/10/2024

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

Y tế 24h - 30/09/2024

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

Y tế 24h - 27/09/2024

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Y tế 24h - 04/09/2024

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới