Cuộc đua nhiều tỷ USD cho vaccine Covid-19

Theo VnExpress 12:43 13/08/2020 - Y tế 24h
Đối mặt với nguy cơ các làn sóng đại dịch trở lại, nhiều nước lớn đổ nhiều tỷ USD để đặt trước hàng trăm triệu liều vaccine Covid-19.

Hiện có 6 loại vaccine trong thử nghiệm giai đoạn ba. Trong một thông báo bất ngờ, ngày 11/8, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố vaccine của Nga với tên gọi "Sputnik V", theo tên vệ tinh của Liên Xô cũ, có khả năng mang tới "miễn dịch bền vững" chống lại nCoV.

Thông tin từ Nga thúc cuộc đua vaccine Covid-19 toàn cầu tăng tốc hơn nữa. Nhiều hãng dược cũng nhận được tài trợ để sản xuất hàng triệu liều vào năm 2021, thậm chí cuối năm nay.

Đại học Oxford, hợp tác với tập đoàn dược phẩm Thụy Điển - Anh AstraZeneca, hy vọng sẽ tung vaccine ra thị trường vào tháng 9, trong khi công ty công nghệ sinh học Moderna, hợp tác với Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), đặt mục tiêu khoảng tháng 11 tới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi động "Chiến dịch Thần tốc" với mục tiêu cung cấp vaccine cho tất cả người Mỹ vào tháng 1/2021. Ngày 12/8, ông công bố hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD với công ty Moderna để sản xuất 100 triệu liều vaccine.

"Chúng ta đang trên đà nhanh chóng sản xuất 100 triệu liều ngay khi vaccine được phê duyệt và con số này sẽ lên tới 500 triệu sau đó, vì vậy chúng ta sẽ có khoảng 600 triệu liều", ông phát biểu.

Vaccine Sputnik V của Nga, được phê duyệt ngày 11/8. Ảnh: Xinhua
Vaccine Sputnik V của Nga, được phê duyệt ngày 11/8. Ảnh: Xinhua

Mỹ đầu tư nhiều hơn các quốc gia khác, ít nhất là 10,9 tỷ USD, để phát triển và sản xuất vaccine nCoV.

Ngoài Moderna, Mỹ cũng đặt trước hàng trăm triệu liều vaccine từ nhiều công ty khác như Johnson & Johnson, Novavax, Pfizer, Sanofi và AstraZeneca.

Hai nhà phát triển vaccine - Oxford/AztraZeneca và Sanofi/GSK - đã ký kết với Ủy ban châu Âu nhằm cung cấp 700 triệu liều tiêm.

Do Brexit, Anh phải đặt hàng riêng 250 triệu liều từ bốn nhà phát triển.

Nhật Bản có nhu cầu lấy 490 triệu liều vaccine từ ba nhà cung cấp, trong đó có 250 triệu liều từ Novavax của Mỹ.

Brazil đặt hàng 100 triệu liều từ AstraZeneca, đồng thời hợp tác với Trung Quốc để sản xuất 120 triệu liều "CoronaVac", đang được thử nghiệm trên chính người dân Brazil.

Thử nghiệm lâm sàng với hai ứng cử viên vaccine của Trung Quốc - Sinovac và Sinopharm - đang được tiến hành, nhưng chỉ có một vài quan hệ đối tác quốc tế được công bố - một với Brazil và một với Indonesia.

Nga cho biết 20 quốc gia đã đặt trước một tỷ liều Sputnik V và với các đối tác nước ngoài, họ có thể sản xuất 500 triệu liều mỗi năm tại 5 quốc gia.

Hàng tỷ liều sẽ được sản xuất cho người dân châu Á và nhiều nơi khác bởi Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới.

Novavax và AstraZeneca đã ký thỏa thuận riêng với SII để sản xuất một tỷ liều vaccine cho Ấn Độ cũng như các nước thu nhập thấp và trung bình khác với điều kiện vaccine chứng minh được tính hiệu quả trên lâm sàng.

Mạnh Kha (Theo SCMP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới