Cứu mạng bệnh nhân sắp ngừng thở vì uốn ván

Theo VnExpress.net 12:48 21/12/2019 - Y tế 24h
Nữ bệnh nhân nhập Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình trong tình trạng không há được miệng, không thở, không nuốt, gồng cứng, xoắn vặn, co giật toàn thân.

Khi nhập viện, bác sĩ nhận thấy một vết nhọt ở cánh mũi bệnh nhân chảy mủ. Bằng các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị uốn ván. 

Bệnh nhân cho biết, vết nhọt ở cánh mũi xuất hiện nhiều tháng nay, thi thoảng có chảy mủ ra xong lại tự hết nên chị không đi khám. Ngày 20/12, vết nhọt chảy mủ khiến chị cứng hàm nên mới đến viện kiểm tra.

Bác sĩ Hoàng Công Tình, người trực tiếp khám cho bệnh nhân, nhận định nếu không khai thông đường thở thì bệnh nhân sẽ ngừng thở, ngừng tim trong vài phút vì toàn thân đã tim tái. Tuy nhiên, kíp bác sĩ không thể đặt được ống thở vào khí quản cho bệnh nhân do miệng bệnh nhân luôn cắn chặt, chỉ còn một cách mở đường thở vào khí quản cho bệnh nhân qua cổ.

Chỉ trong vài phút, các bác sĩ đặt đường thở qua cổ thành công, bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Hiện tại, bệnh nhân đang được theo dõi hồi sức tại bệnh viện. 

Bác sĩ mở đường thở vào khí quản cho bệnh nhân qua cổ. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Bác sĩ mở đường thở vào khí quản cho bệnh nhân qua cổ. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ Hoàng Công Tình cho biết, uốn ván là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, do một loại vi khuẩn kị khí (chỉ hoạt động trong môi trường không có oxy) gây nên. Đường xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể thường qua những vết thương bị bịt kín, tạo đường hầm (môi trường kị khí) như dẫm phải đinh, gai, vết thương hở nhưng có đường hầm...

Giai đoạn ủ bệnh của uốn ván có những trường hợp sau hàng tháng mới phát bệnh. Bệnh uốn ván không có xét nghiệm đặc hiệu, chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Với trường hợp của bệnh nhân này, những lần trước vết thương mưng mủ ở cánh mũi tự lành là do uốn ván không xâm nhập vào được.

Độc tố của vi khuẩn uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây tình trạng co cứng các cơ và co giật toàn thân. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị cứng hàm không há được miệng, không nuốt được, không thể khạc đờm dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não và có thể tử vong nhanh chóng. Trong điều trị thì quan trọng nhất là đảm bảo đường thở, cắt cơn co giật, chống bội nhiễm và đảm bảo dinh dưỡng.

Bác sĩ khuyến cáo phòng bệnh uốn ván bằng tiêm vắc xin 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng, sau 10 năm tiêm nhắc lại một mũi. Người có vết thương cần được về sinh sạch, sát khuẩn, tránh để vết thương tạo đường hầm.

Thúy Quỳnh

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/cuu-mang-benh-nhan-sap-ngung-tho-vi-uon-van-4030608.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Y tế 24h - 02/10/2024

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Y tế 24h - 01/10/2024

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

Y tế 24h - 30/09/2024

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

Y tế 24h - 27/09/2024

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Y tế 24h - 04/09/2024

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới