Đột ngột ngừng tim khi đang làm thủ tục khám bệnh

Theo VnExpress 01:58 09/03/2021 - Y tế 24h
HÀ NỘI - Ông Thơ, 50 tuổi, đau tức ngực nên đến Bệnh viện 74 khám, đang làm thủ tục đột nhiên ngất lịm, mất ý thức.

Các bác sĩ Bệnh viện 74 cấp cứu bệnh nhân trong tình trạng đã ngừng tim, ngừng thở, đặt ống nội khí quản và lập tức chuyển cấp cứu lên Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E, Hà Nội.

Bác sĩ Nguyễn Thái Long, Trưởng Khoa Khám bệnh và Cấp cứu tim mạch thì đầu, ngày 8/3 cho biết bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng hôn mê, thở qua bóp bóng nội khí quản, rối loạn nhịp tim. Các bác sĩ đánh giá, tình trạng bệnh lý tim hết sức nặng nề, nguy cơ tử vong cao.

Các bác sĩ tiến hành sốc điện chuyển nhịp, dùng các thuốc vận mạch, thở máy, kiểm soát các rối loạn nhịp, song tình trạng bệnh nhân quá nặng, thập tử nhất sinh. Bệnh nhân được chụp mạch vành ngay trong đêm, kết quả cho thấy tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước khiến vùng cơ tim thiếu máu diện rộng, co bóp của tim giảm, dẫn đến sốc tim.

Bác sĩ Phan Thảo Nguyên, Trưởng Khoa Nội tim mạch người lớn, cho biết bệnh nhân lập tức được can thiệp mạch bằng cách đặt stent. Sau can thiệp, bệnh nhân về Khoa Gây mê Hồi sức tích cực vẫn hôn mê, thở máy qua ống nội khí quản, huyết áp phụ thuộc thuốc vận mạch liều cao, toan chuyển hóa nặng, suy đa tạng, có nhiều cơn rối loạn nhịp tim.

Xác định đây là ca rất nặng, nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào, nguy cơ mất não sau cấp cứu ngừng tuần hoàn kéo dài, các bác sĩ đồng thời đặt bóng đối xung và chạy thận cho bệnh nhân tức thì. Đặt bóng đối xung động mạch chủ mục đích hỗ trợ tạm thời tình trạng rối loạn và suy sụp tuần hoàn cho đến khi cơ tim hồi phục.

"Đây là bệnh nhân đầu tiên tại viện phải dùng ba phương pháp gồm đặt stent, dùng bóng đối xung và chạy thận cùng một lúc mới có thể sống được. Nếu không có sự kết hợp này, bệnh nhân chắc chắn tử vong", giáo sư Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, nói.

Bệnh nhân Thơ đang được chăm sóc tại Bệnh viện E. Ảnh: Lê Nga.
Bệnh nhân Thơ đang được chăm sóc tại Bệnh viện E. Ảnh: Lê Nga.

Hiện, sau 7 ngày hồi sức tích cực, sức khỏe đã ổn định, bệnh nhân được bỏ bóng đối xung, không phải lọc máu liên tục và cuối cùng rút nội khí quản, tự thở được.

"Thật sự là kỳ tích, chồng tôi đã có thể ăn được, nói chuyện được và cười nữa", vợ bệnh nhân Thơ nói và gửi lời cảm ơn đến các bác sĩ.

Giáo sư Thành khuyến cáo, bệnh nhân đột quỵ gia tăng, trong đó có rất nhiều người bị nhồi máu cơ tim không được cấp cứu kịp thời. Đặt biệt, người mắc bệnh tim mạch đang ngày càng trẻ và không được quan tâm đúng mức khiến nguy cơ cao tử vong.

Người có tiền sử bệnh tim hoặc người trẻ xuất hiện những cơn đau tức ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Khám sàng lọc tim định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới