Gỡ khó để “tạo nguồn” cho ghép tạng

Theo Báo nhân dân 03:11 13/07/2023 - Y tế 24h
Tại Việt Nam đã có nhiều cơ sở y tế thực hiện được kỹ thuật ghép tạng, kể cả những kỹ thuật rất khó như ghép tim, gan, phổi... Tuy vậy, trong khi nhu cầu thì lớn mà nguồn tạng để ghép vẫn rất hạn chế, hiện tại hơn 90% số tạng để ghép hiện nay là từ người cho sống.
Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện một ca ghép gan.
Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện một ca ghép gan.

 

Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca ghép tạng tại Việt Nam có sự gia tăng đáng kể, từ 283 ca (năm 2014) lên 1.004 ca (năm 2022); đến nay, cả nước đã thực hiện thành công khoảng 7.500 ca ghép tạng. Đáng chú ý, nếu trước đây chỉ là các bệnh viện lớn như: Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), Trung ương Huế, Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) mới có thể thực hiện được kỹ thuật ghép tạng thì đến nay nhiều cơ sở y tế, bệnh viện tuyến tỉnh như: Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An cũng đã làm chủ kỹ thuật ghép tạng, cứu sống người mắc bệnh hiểm nghèo.

Tại Việt Nam, nếu như năm 2014 mới chỉ có 265 người đăng ký , đến cuối tháng 6/2023, số người đăng ký đã tăng lên hơn 73 nghìn người. Đạt được con số ấn tượng này có phần đóng góp rất lớn của Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam và vai trò của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia.

Sau tám năm thành lập, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã thu hút được sức mạnh hệ thống từ các cơ quan, tổ chức xã hội cùng đồng hành như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức tôn giáo... và các cơ quan truyền thông, báo chí đã làm lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp, qua đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi tiến tới đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não.

Nhưng số lượng người đăng ký cũng như đã hiến là rất ít so với đất nước có quy mô 100 triệu người (nhiều nước có tới 20% đến 30% số dân đăng ký hiến tạng) và nhu cầu cần ghép tạng ở Việt Nam là rất lớn.

Hiện nay, cả nước có hàng chục nghìn người ngày đêm vật lộn với sự sống để chờ đợi được ghép mô, tạng nhưng nguồn tạng hiến tặng còn rất hạn chế, chủ yếu từ nguồn hiến sống. Số lượng các ca ghép tạng từ người cho sống vẫn chiếm tới hơn 90% (chủ yếu hiến thận và gan)..., ngược lại hoàn toàn so với các nước phát triển, khi tỷ lệ các ca ghép tạng chủ yếu là từ người chết não hiến.

Hiện nay, cả nước có hàng chục nghìn người ngày đêm vật lộn với sự sống để chờ đợi được ghép mô, tạng nhưng nguồn tạng hiến tặng còn rất hạn chế, chủ yếu từ nguồn hiến sống. Số lượng các ca ghép tạng từ người cho sống vẫn chiếm tới hơn 90% (chủ yếu hiến thận và gan)..., ngược lại hoàn toàn so với các nước phát triển, khi tỷ lệ các ca ghép tạng chủ yếu là từ người chết não hiến.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn, việc vận động hiến tặng mô, tạng ở Việt Nam gặp nhiều thách thức, khó khăn. Cần có những giải pháp cụ thể để có thể “phá băng” được quan niệm “chết toàn thây”, vốn là lực cản của việc hiến tặng mô, tạng từ người chết não.

Bên cạnh đó, những bất cập trong hệ thống chính sách, pháp luật về hiến tặng mô, tạng cần sớm được sửa đổi, bổ sung... Như Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có hiệu lực thi hành đã 16 năm, nhiều quy định của Luật đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, không còn phù hợp thực tiễn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người.

Chia sẻ về những nguyên nhân thiếu nguồn tạng để ghép, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cho biết, hiện nay Việt Nam chưa thiết lập mạng lưới tư vấn viên trong vận động hiến tạng sau khi chết hoặc chết não; những người tư vấn hiện nay chưa được đào tạo bài bản, đồng bộ, thống nhất về chuyên môn cũng như những kỹ năng mềm và tư vấn về tâm lý.

Ngoài ra, chính các khoa hồi sức tích cực, cấp cứu hiện chưa có cơ chế phối hợp với nhóm tư vấn viên; chưa có quy trình sàng lọc, phát hiện bệnh nhân chết não tiềm năng chuẩn; chưa hình thành văn hóa hiến tạng tại bệnh viện. Các tư vấn viên hiện nay khó tiếp cận hồ sơ bệnh án người chết não tiềm năng, khó khăn trong việc tham vấn ý kiến bác sĩ, điều dưỡng.

Trong khi đó, các diễn biến của người bệnh rất nhanh và phức tạp, vì vậy nhiều trường hợp không đủ thời gian để thực hiện các bước theo quy định. Bên cạnh đó, các tư vấn viên cũng chưa có quy trình chuẩn về tiếp cận gia đình người bệnh, thiếu kỹ năng giải đáp các thắc mắc, hiểu lầm của người nhà người bệnh...

Để khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên, Bộ Y tế đang phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành sửa đổi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, trong đó định hướng tập trung sửa đổi các vấn đề như độ tuổi người hiến, quyền lợi đối với người hiến; tuyên truyền, vận động hiến tặng mô, tạng; xác định chết não; cơ chế tài chính trong hiến, ghép mô, tạng; các chế độ, chính sách cho đội ngũ nhân lực tham gia điều phối, tuyên truyền, vận động hiến mô, tạng...

Hiện nay Việt Nam chưa thiết lập mạng lưới tư vấn viên trong vận động hiến tạng sau khi chết hoặc chết não; những người tư vấn hiện nay chưa được đào tạo bài bản, đồng bộ, thống nhất về chuyên môn cũng như những kỹ năng mềm và tư vấn về tâm lý.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia

Trong công tác tuyên truyền, vận động hiến tặng mô, tạng sẽ quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của các tổ chức hội, tổ chức tôn giáo, các điều kiện nhằm phát huy vai trò nòng cốt của các hội và sự tham gia của các tổ chức tôn giáo trong công tác tuyên truyền, vận động hiến tặng mô, tạng. Từ đó cùng chung tay góp phần tăng cường nguồn mô, bộ phận cơ thể người từ người hiến bị chết não, mở ra cơ hội được cứu chữa, kéo dài sự sống cho hàng chục nghìn bệnh nhân bị mắc các bệnh hiểm nghèo cần ghép tạng.

Tại hội thảo “tư vấn vận động, điều phối tạng hiến từ người chết não, chết tim” mới đây, một số đại biểu chỉ rõ hiện nay, quy định độ tuổi của Việt Nam là 18 tuổi mới được hiến tặng mô, tạng là rào cản lớn. Do vậy, Việt Nam cần học tập mô hình nước ngoài, ghi thông tin đồng ý hiến tặng mô, tạng ở mặt sau của bằng lái xe. Sửa đổi luật theo hướng cho phép cha, mẹ hoặc người giám hộ của người vừa qua đời được quyền quyết định hiến mô, tạng cho người có nhu cầu; cho phép phạm nhân được hiến tặng mô, tạng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam cho biết, nhiệm vụ chủ yếu sắp tới của Hội là phối hợp với các cơ quan liên quan để tăng cường vận động hiến tạng từ bệnh nhân chết não trong các bệnh viện; tập huấn kiến thức liên quan đến hiến tạng, chết não, điều phối hiến ghép tạng... và vận động mạnh mẽ để thay đổi nhận thức của cộng đồng về hiến tạng sau khi chết là nghĩa cử cao đẹp, cứu người như nhiều nước trên thế giới đã thực hiện.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Y tế 24h - 14/10/2024

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Y tế 24h - 02/10/2024

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới