Lần đầu ghép phổi thành công cho bệnh nhân phổi mô kẽ

Theo VnExpress 11:32 02/09/2020 - Y tế 24h
HÀ NỘI - Bệnh nhân 37 tuổi, bệnh viêm phổi mô kẽ với cơ hội sống thấp, được bác sĩ Bệnh viện Việt Đức ghép phổi thành công.

"Tôi hồi hộp, nghẹn lòng, vui mừng được ra viện, không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn các bác sĩ đã cứu cuộc đời tôi", bệnh nhân chia sẻ khi xuất viện ngày 1/9, sau hơn ba tháng ghép hai phổi từ một người hiến chết não.

Phó giáo sư Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức, cho biết bệnh nhân vào Bệnh viện Việt Đức đầu tháng 5, suy hô hấp nặng, khó thở, thể trạng suy kiệt, mạch nhanh... Anh phải thở máy không xâm nhập ngay sau khi vào viện. Anh có thời gian dài mắc bệnh, điều trị tại nhiều bệnh viện với chẩn đoán "bệnh phổi mô kẽ" tiến triển cấp tính. Đây là bệnh lý phổ biến thứ hai trên thế giới, cũng là loại có cơ hội sống thấp nhất trong các chỉ định ghép phổi.

Bệnh nhân được bác sĩ khám lại trước khi xuất viện sau hơn 3 tháng hồi sức sau ghép. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bệnh nhân được bác sĩ khám lại trước khi xuất viện sau hơn 3 tháng hồi sức sau ghép. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành các xét nghiệm, hội chẩn chuyên gia đầu ngành, quyết định ghép phổi cho người bệnh. Bệnh nhân thuộc nhóm ghép phổi có nguy cơ cao do thể trạng suy kiệt, chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp, thở oxy liên tục, chức năng các cơ quan không tốt vì bệnh phổi giai đoạn cuối.

Ngày 13/5, một người chết não do chấn thương sọ não, người nhà hiến đa tạng gồm tim, phổi, gan, một thận. Đánh giá hai phổi của người hiến phù hợp với bệnh nhân này, ê kíp phẫu thuật do phó giáo sư Nguyễn Hữu Ước dẫn đầu, đã ghép hai lá phổi cho bệnh nhân.

Sau ghép, bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực sau mổ của Trung tâm Tim mạch và lồng ngực. Quá trình hồi sức kéo dài với nhiều khó khăn, thách thức. Bệnh nhân suy kiệt, các cơ yếu, tình trạng nhiễm trùng phổi sau ghép kéo dài, phục hồi niêm mạc đường hô hấp diễn ra rất chậm.

"Công tác chăm sóc đường hô hấp bệnh nhân rất kỳ công, như soi, hút hàng ngày, tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng hô hấp và ho khạc đờm dãi, tránh ứ đọng có thể làm tình trạng nhiễm trùng phổi nặng hơn", bác sĩ Ước nói.

Các bác sĩ rửa phổi để ghép cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Các bác sĩ rửa phổi để ghép cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Đây là ca ghép phổi thứ 8 tại Việt Nam, ca thứ 5 tại Bệnh viện Việt Đức, hoàn toàn do các thầy thuốc Việt Nam tự thực hiện. Đây cũng là ca "bệnh phổi mô kẽ" đầu tiên được ghép phổi tại nước ta. Điều này, theo các bác sĩ, rất có ý nghĩa vì "bệnh phổi mô kẽ" chiếm tới gần 30% số ca được ghép phổi trên thế giới, cũng là bệnh phải theo dõi và chăm sóc kỹ càng nhất sau ghép.

Kể từ ca ghép phổi đầu tiên năm 2018, cácbác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã làm chủ kỹ thuật được coi là đỉnh cao của y học, với niềm hy vọng điền tên Việt Nam trên bản đồ ghép phổi thế giới.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới