Mỹ tăng tốc phát triển vaccine Covid-19
Chia sẻ với các phóng viên trong cuộc họp ở Nhà Trắng, ông Trump cho biết đang phụ trách toàn bộ dự án nhằm phát triển vaccine càng nhanh càng tốt.
"Việc gì con người làm được, chúng tôi sẽ thực hiện", ông nói, "Tôi hy vọng chúng ta thúc đẩy vaccine với tốc độ nhanh chưa từng có".
Dự án mang tên "Operation Warp Speed", dựa trên sự hợp tác của các công ty dược phẩm tư nhân, cơ quan chính phủ và quân đội, nhằm cắt giảm thời gian phát triển vaccine nCoV. Mục tiêu tới cuối năm nay có 100 triệu liều. Chưa từng có vaccine nào được phát triển với tốc độ như vậy.
Nếu dự án này thất bại, rủ ro tài chính do người nộp thuế chịu thay vì các công ty dược phẩm. Việc phát triển vaccine thường là cần thời gian và có nhiều rủi ro.
Mục tiêu của dự án mà ông Trump đưa ra là cắt bỏ các công đoạn chậm, sử dụng nguồn lực của chính phủ để nhanh chóng thử nghiệm vaccine tiềm năng nhất trên động vật, sau đó thử nghiệm rộng rãi trên người. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ cung cấp các tài nguyên nghiên cứu động vật để thử vaccine tiền lâm sàng.
Tháng trước, Trump đã chỉ đạo Alex Azar, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, tăng tốc độ phát triển vaccine. Các quan chức chính quyền đã họp suốt 4 tuần. Michael Caputo, người phát ngôn của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, cho biết tổng thống không chấp nhận mốc thời gian phát triển vaccine tiêu chuẩn và khuyến khích đột phá quy trình.
Các loại vaccine có tiềm năng nhất sẽ được đưa vào thử nghiệm rộng hơn, đồng thời sản xuất tăng sản xuất hàng loạt. Quy trình kiểm nghiệm vaccine cũng được thảo luận. Thay vì nhiều nhà sản xuất thực hiện nhiều thử nghiệm lâm sàng, cạnh tranh bệnh nhân và các nguồn lực, chính phủ sẽ tổ chức cuộc thí nghiệm lớn, thử nhiều loại vaccine cùng một lúc và tập trung sản xuất loại có tiềm năng nhất.
Chính quyền Trump không đơn độc khi cố gắng phát triển nhanh vaccine. Đại học Oxford ở London cũng là ứng cử viên sáng giá trong cuộc chạy đua này. Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã tiêm vaccine do Oxford sản xuất lên sáu con khỉ macaque sau đó cho chúng phơi nhiễm với nCoV. Cả sáu con khỉ đều khỏe mạnh hơn sau bốn tuần.
Các nhà nghiên cứu hiện đang thử nghiệm vaccine của họ ở 1.000 bệnh nhân, có kế hoạch mở rộng thử nghiệm lâm sàng vào tháng 5 với khoảng 5.000 người nữa.
Nhóm Oxford cho biết đã dự kiến vài triệu liều vaccine được sản xuất và phê duyệt bởi các nhà quản lý vào đầu tháng 9/2020.
Vaccine là công cụ hiệu quả nhất chống lại các bệnh do virus, giúp con người không bị ốm, là lối tắt giúp nâng cao miễn dịch. Các nhà khoa học sử dụng virus sống, đã được làm yếu đi hoặc đã chết, hoặc một phần của mầm bệnh để làm vaccine rồi đưa vào, "lừa" cơ thể xây dựng hệ miễn dịch mà không bị mắc bệnh.
Trước đó, các nhà quản lý và chuyên gia dịch tễ luôn khẳng định phải mất 12 đến 18 tháng hoặc hơn để thử nghiệm lâm sàng, đảm bảo vaccine nCoV an toàn và hiệu quả.
Mỹ là vùng dịch lớn nhất trên thế giới, ghi nhận hơn 1.067.000 ca nhiễm, trong đó 62.870 người tử vong. Trong 24 giờ, số ca nhiễm tăng hơn 29.700 và số tử vong tăng 2.024.
Tính đến sáng nay, thế giới có 210 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận người nhiễm nCoV với hơn 3,2 triệu người mắc và gần 233.000 người tử vong.
Chi Lê (Theo Reuters, Bloomberg)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Y tế 24h - 15/11/2024
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Y tế 24h - 12/11/2024
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử
Y tế 24h - 31/10/2024
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử
Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú
Y tế 24h - 14/10/2024
Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú
Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư
Y tế 24h - 02/10/2024
Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư