Người đàn ông đang lái xe bị đột quỵ vì nguyên nhân rất nhiều người trẻ mắc phải

Theo Báo Giao thông 09:58 25/05/2020 - Y tế 24h
Làm việc quá sức không nghỉ ngơi trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm cho những người trong độ tuổi trung niên. Tình trạng kiệt sức đôi khi còn gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm như đột quỵ não hoặc trụy tim.

Trang QQ đưa tin, ông Vương, một tài xế lái xe 35 tuổi ở Tây An đột nhiên mất đi ý thức khi đang lái xe. Khi dừng xe lại thì ông cảm thấy buồn nôn, tức ngực rồi ngã lăn ra đất. Ông được đưa đi cấp cứu và chẩn đoán bị xuất huyết não đột ngột.

Khi tìm hiểu về lịch sử bệnh tật của ông Vương, bác sĩ nhận thấy rằng năm 2017 ông bị chẩn đoán mắc bệnh nan y. Hoàn cảnh gia đình của ông không khá giả, mẹ của ông cũng bị xuất huyết não nên bây giờ cả gia đình đang gánh một khoản nợ lớn. Để kiếm tiền nhiều hơn, ông Vương đành bất chấp sức khỏe mà lao vào kiếm tiền không nghỉ ngơi. Mệt mỏi kéo dài khiến ông bị đột quỵ ở tuổi 35.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đột quỵ là gì?

Não là cơ quan có sự trao đổi chất mạnh nhất trong cơ thể con người. Tại đây, quá trình tiêu thụ oxy chiếm 20 - 30% toàn bộ cơ thể. Não cần năng lượng từ 108g glucose mỗi ngày. Tuy nhiên, bản thân của não không thể dự trữ năng lượng, nó dựa vào máu để vận chuyển oxy. Do đó, não cực kỳ nhạy cảm với việc thiếu máu cục bộ.

Khi có vấn đề xảy ra đối với việc cung cấp máu cho não, chẳng hạn như mạch máu bị chặn, mạch máu trong não bị vỡ sẽ khiến việc cung cấp máu bị cản trở, dẫn tới hàng loạt các biến chứng xảy ra. Nói một cách đơn giản hơn, điều này sẽ gây ra một cơn đột quỵ. Đột quỵ là biểu hiện lâm sàng của bệnh mạch máu não, được chia thành đột quỵ thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết.

Đối tượng dễ dàng bị đột quỵ

1. Người cao huyết áp

Não có thể điều chỉnh lưu lượng máu của chính nó nhưng cần phải nằm trong một mức huyết áp nhất định. Khi huyết áp cao hoặc thấp quá, sự tăng giảm này sẽ gây ra rối loạn, dễ dàng dẫn tới thiếu máu cục bộ.

2. Lipid máu bất thường

Lipid máu là thuật ngữ chung cho cholesterol, triacylglycerol và lipid trong máu. Sự gia tăng cholesterol toàn phần và cholesterol lipoprotein mật độ thấp hoặc giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao sẽ được gọi là rối loạn lipid máu. Các mảng xơ vữa động mạch gây ra bởi lipid máu bất thường sẽ là mối đe dọa tới tính mạng con người. Mảng bám này có thể chặn các mạch máu nhỏ và gây ra thiếu máu não.

3. Bệnh tiểu đường

Lượng đường cao trong cơ thể trong thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng. Khi đường trong máu tăng lên, nó sẽ khiến máu đặc lại, tốc độ lưu thông máu trở nên chậm hơn. Ở những nơi mạch máu hẹp, điều này dễ dàng chặn các mạch máu gây ra thiếu máu cục bộ. Nếu mạch máu ở não bị chặn, chắc chắn sẽ gây ra một cơn đột quỵ.

4. Khác

Hút thuốc, nghiện rượu, mệt mỏi cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Theo một nghiên cứu được công bố bởi Đại học Cambridge ở Anh cho thấy, bất kể có bệnh tiềm ẩn hay không, những người mệt mỏi thường xuyên có nguy cơ bị đột quỵ tăng lên 49% so với người không bị mệt mỏi.

Các nhà nghiên cứu tin rằng mệt mỏi có thể là triệu chứng của rối loạn chức năng thể chất, chẳng hạn như hội chứng chuyển hóa và tình trạng viêm mạn tính. Hội chứng chuyển hóa bao gồm các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng lipid máu và tăng axit uric máu.

Điều này cũng giải thích tại sao độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ hơn. Hầu hết mọi người nghĩ rằng đột quỵ là dành riêng cho người già, bởi vì họ thường có nhiều bệnh nhưng bây giờ thì mọi người cần phải suy nghĩ lại.

Các triệu chứng của đột quỵ là gì?

Đột quỵ thường xảy ra đột ngột, nhưng nếu có một số triệu chứng sau đây thì bạn cần cảnh giác:

- Các chi yếu, không thể di chuyển hoặc bị tê không rõ nguyên nhân.

- Mặt bị tê hoặc vẹo sang một bên.

- Nói lắp bắp hoặc không nói được.

- 2 mắt lệch sang một bên.

- Tầm nhìn đột nhiên mờ.

- Chóng mặt, buồn nôn.

- Đau đầu dữ dội.

- Bất tỉnh hoặc lên cơn co giật.

Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ?

Đối với bệnh đột quỵ, việc phòng ngừa thậm chí còn quan trọng hơn. Sau đây là một số phương pháp bạn có thể ngăn ngừa đột quỵ.

- Giảm lượng muối và chất béo trong bữa ăn hằng ngày.

- Chế độ ăn uống hợp lý.

- Kiểm soát cân nặng.

- Từ bỏ thuốc lá, bia rượu

- Tăng cường tập thể dụng từ 30 - 60 phút mỗi ngày.

-Giảm căng thẳng tinh thần mỗi ngày.

Phan Hằng (Theo QQ)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới