Nguy kịch do sốt mò

Theo VnExpress 08:41 26/11/2020 - Y tế 24h
BẮC GIANG - Bệnh nhân nữ, 79 tuổi, sốt rét kéo dài 5 ngày, nhập viện ở giai đoạn nặng, viêm phổi, sốc nhiễm khuẩn.

Bác sĩ Trần Quốc Hưng, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, ngày 25/11 cho biết bệnh nhân được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Yên Thế. Các bác sĩ phát hiện bà bị xung huyết vùng mặt, trên cơ thể có một vết châm nhỏ, nghi do con mò đốt.

Ở nhà bệnh nhân làm ruộng, sống trong môi trường có vườn bãi rộng, bác sĩ chỉ định xét nghiệm với vi khuẩn gây bệnh sốt mò. Kết quả bệnh nhân dương tính.

Bác sĩ Hưng đánh giá bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn nặng, diễn biến viêm phổi, sốc nhiễm khuẩn, nếu không được chẩn đoán kịp thời và điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, nguy cơ tử vong. Bác sĩ chỉ định lọc máu liên tục, điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu. May mắn tình trạng sốt của bệnh nhân được kiểm soát, sức khỏe cải thiện nhiều, thoát sốc nhiễm khuẩn.

Cần cảnh giác với vết thương do mò đốt. Ảnh: Sarajke
Cần cảnh giác với vết thương do mò đốt. Ảnh: Sarajke

Theo bác sĩ Hưng, sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsia orientalis gây nên, không lây truyền từ người sang người nhưng có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Thời gian ủ bệnh kéo dài 6-21 ngày. Bệnh nhân sốt cao liên tục, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi cơ thể, da xung huyết (phù nhẹ vùng mặt, mu chân). Với biểu hiện đa dạng, bệnh sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Vi khuẩn Rickettsia orientalis có trên con mò sống ký sinh ở một số loài gặm nhấm, thú nhỏ (chuột, gà) truyền sang người qua vết đốt, thường ở vùng da mềm như nách, bẹn, bộ phận sinh dục, cổ, bụng, vành tai, rốn. Người bệnh thường mắc khi đi làm đồng ruộng, vườn bãi, trang trại chăn nuôi.

Tổn thương các tạng thường gặp nhất là phổi với tình trạng viêm phổi, tràn dịch màng phổi gây suy hô hấp cấp, phải hỗ trợ bằng thở máy. Tiếp đến là gan với tình trạng tổn thương tế bào gan phải hỗ trợ bằng lọc máu liên tục và thay huyết tương. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não...

Bác sĩ khuyến cáo để tránh ấu trùng mò đốt, khi đi vào nương rẫy, đồi núi, mọi người cần mặc quần áo kín, quần áo có tẩm hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoate, bôi hóa chất xua côn trùng lên các vùng da hở. Tránh ngồi, nằm, phơi quần áo, đặt balô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây. Diệt chuột, sử dụng hóa chất diệt côn trùng.

Thúy Quỳnh 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới