Nhiều người già, trẻ nhỏ nhập viện do bệnh hô hấp

Theo VnExpress 08:36 22/12/2020 - Y tế 24h
HÀ NỘI - Bệnh nhân 82 tuổi đi tập thể dục buổi sáng, đến trưa bị tức ngực, khó thở, khạc đờm, được gia đình đưa vào Bệnh viện Lão khoa cấp cứu.

Bệnh nhân nhập viện do viêm phổi, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, đã từng bị viêm phổi một lần. Các bác sĩ cho cụ thở máy để hỗ trợ hô hấp. Đến ngày 21/12, bệnh nhân tự thở, sức khỏe ổn định.

Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, cho biết trong một tuần trở lại đây, thời tiết miền Bắc giảm sâu khiến bệnh nhân nhập viện do bệnh hô hấp tăng 10-15% so với các thời điểm khác trong năm. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết lạnh, ô nhiễm khiến cơ thể dễ bị bội nhiễm vi khuẩn, phổ biến nhất là viêm phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đa số bệnh nhân bị khó thở phải cấp cứu, thở máy, nhiều bệnh nhân giai đoạn nặng đã tử vong.

Bác sĩ Trần Đình Thắng, Khoa Cấp cứu Đột quỵ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân, ngày 21/12. Ảnh: Thùy An
Bác sĩ Trần Đình Thắng, Khoa Cấp cứu Đột quỵ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân, ngày 21/12. Ảnh: Thùy An

Thời tiết trở lạnh cũng khiến số bệnh nhi nhập viện nhiều hơn. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết lượng bệnh nhân nhập viện trong tuần qua tăng so với ngày thường. Theo bác sĩ, mùa lạnh là thời điểm virus sống lâu trong môi trường, sức đề kháng con người cũng giảm đi nên càng dễ mắc bệnh. Bệnh nhân nhập viện chủ yếu do hen, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy hô hấp. Một số trường hợp khác đến khám do viêm mũi dị ứng, viêm họng, sốt, ho, chảy mũi, viêm mũi...

Lượng bệnh nhi đến bệnh viện Phổi Trung ương một tuần nay cũng tăng đột biến. Theo bác sĩ Hoàng Thanh Vân, khoa khám bệnh, trung bình mỗi ngày phòng khám nhi tiếp nhận khoảng 20-30 bệnh nhân, nhưng trong những ngày vừa qua, số bệnh nhân tăng gấp đôi. Các bệnh nhi đến khám với các triệu chứng viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi. Nhiều bệnh nhi bị viêm phổi, viêm phế quản liên tục nhiều đợt, tình trạng rất nặng.

Các bác sĩ khoa Hô Hấp, bệnh viện Đại Học Y Hà Nội một tuần qua cũng "luôn tay, luôn chân" tiếp nhận những ca bệnh hô hấp đến khám. Hai nhóm bệnh chủ yếu là bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản... và bệnh nhân lên cơn cấp tính bệnh hen hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...

Bác sĩ Lê Hoàn, phó khoa Nội tiết Hô hấp, cho biết bệnh viện Đại học Y Hà Nội có tổng ba phòng khám hô hấp, tiếp nhận hơn 100 ca bệnh lý hô hấp mỗi ngày. Song khi thời tiết giao mùa, số bệnh nhân đã tăng lên 20-30%, chủ yếu là người già, trẻ nhỏ, người có sức đề kháng kém. Những bệnh nhân nặng được điều trị nội trú tại viện, riêng trường hợp nhẹ hoặc trung bình có thể kê đơn ngoại trú.

Thời tiết lạnh đột ngột dễ khiến trẻ mắc bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ dưới một tuổi. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Thời tiết lạnh đột ngột dễ khiến trẻ mắc bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ dưới một tuổi. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Theo các bác sĩ, năm nay dịch Covid-19 bùng phát nên bệnh nhân đến khám phải qua sàng lọc kỹ, không đổ ồ ạt lên bệnh viện tuyến trung ương như trước. Người dân đã có ý thức phòng bệnh, chủ động đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ để bảo vệ đường hô hấp hơn nhưng vẫn cần nâng cao cảnh giác trước thời tiết lạnh và ô nhiễm, nhất là người già, trẻ nhỏ.

Để chủ động phòng bệnh hô hấp, bác sĩ khuyến cáo mọi người tuân thủ "Thông điệp 5K" của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch, ăn chín uống sôi, che miệng khi hắt hơi. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, tiêm vaccine phòng bệnh.

Sử dụng khẩu trang khi đi đường hoặc khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. Hạn chế lưu thông những lúc đường đông, tránh khu vực thường bị ô nhiễm. Tập luyện thể dục phù hợp, nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng. Hạn chế tập lúc sáng sớm hay tập luyện quá sức để tránh nguy cơ nhiễm lạnh hoặc đột quỵ.

Với trẻ nhỏ xuất hiện triệu chứng viêm đường hô hấp, ho sốt lặp đi lặp lại cần đi khám. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay dùng thuốc tại nhà khiến tình trạng nặng thêm, nguy cơ biến chứng và kháng thuốc sau này.

Khi ra ngoài, bố mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ, mặc ấm, đeo khăn, găng tay, tất, mũ... Tuy nhiên tránh mặc quần áo quá dày và nhiều lớp khiến trẻ khó thở. Mồ hôi có thể thấm ngược vào cơ thể, gây lạnh, làm giảm thân nhiệt, dễ dẫn đến viêm phổi.

Trường hợp trẻ dấu hiệu nặng lên như sốt cao liên tục không hạ, mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu, đau đầu, buồn nôn, cần đưa đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.

Thùy An - Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Y tế 24h - 14/10/2024

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Y tế 24h - 02/10/2024

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới