Những lưu ý tránh chấn thương khi chơi thể thao
PGS, TS Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Trưởng khoa Phẫu thuật Chi trên và y học thể thao của bệnh viện cho biết các bác sĩ vừa phẫu thuật cho 2 nam bệnh nhân bị chấn thương thể thao nghiêm trọng trong lúc chơi bóng đá.
Nam bệnh nhân Đ.V.T. (33 tuổi, ở Bắc Ninh), vừa được phẫu thuật do đứt dây chằng chéo trước và rách sụn. Bệnh nhân cho biết cách đây 2,5 tháng anh có chơi bóng đá, trong lúc tiếp đất thì nghe tiếng “tách” ở chân phải và kèm theo là cảm giác đau buốt.
Sau đó, anh vẫn đi lại bình thường nhưng khi vận động mạnh thì cổ chân rất buốt, khó cử động khớp cổ chân linh hoạt. Khi đến khám tại bệnh viện địa phương, bác sĩ tư vấn về tập phục hồi chức năng cho ổn định.
Tuy nhiên, sau gần 2 tháng tập luyện mà tình trạng này vẫn không đỡ, lúc này anh mới được giới thiệu lên Bệnh viện Việt Đức điều trị,
Theo PGS Khánh, bệnh nhân T. là một trong những trường hợp nhập viện khá muộn. Bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương khớp gối mà cụ thể là do đứt dây chằng chéo trước và rách sụn phải chỉ định phẫu thuật nội soi.
Hiện bệnh nhân đã được phẫu thuật, tuy nhiên do điều trị muộn nên chân phải có dấu hiệu teo nhỏ hơn so với chân trái, bên chân bị chấn thương cũng mất cơ và khó khăn khi gồng. Hiện bệnh nhân được chỉ định tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
Theo bác sĩ Khánh, đần đây bệnh viện tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp chấn thương do chơi thể thao, trong đó nhiều nhất ở lứa tuổi từ 20-35 (chiếm tới 70-80%). Môn thể thao hay gặp chấn thương nhất là: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, những môn đối kháng vật bị chệch khớp vai, thậm chí là chạy bộ, đi xe đạp, tập yoga, tập aerobic…
"Các ca đến viện do chấn thương thể thao có nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ bị sưng nề phần mềm, làm người tập đau, mỏi, khó chịu… Tuy nhiên cũng có những chấn thương nặng khiến bệnh nhân đau dai dẳng, kéo dài, có thể giãn dây chằng bên ở quanh khớp, đứt gân, đứt dây chằng chéo trước hoặc chéo sau ở khớp gối , hoặc đứt dây chằng quanh khớp cổ chân", bác sĩ Khánh cho hay.
Theo giới chuyên môn, chấn thương thể thao không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ trở thành mạn tính, khó phục hồi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến chức năng vận động bình thường của người bệnh.
Vì thế, khi thấy có đau bất thường sau chơi thể thao như đau, lỏng khớp, hạn chế hoạt động thể thao và sinh hoạt cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để khám, tư vấn và điều trị.
Sau chấn chương, không nên chủ quan chỉ chườm nóng hoặc lạnh, bôi mật gấu, dầu nóng… hay điều trị bằng thuốc nam, châm cứu mà không đi thăm khám sớm. Tới khi, tình trạng đau kéo dài mới đến bệnh viện thì đã để lại những biến chứng đáng tiếc như rách sụn chêm thứ phát, mòn sụn, làm giảm tuổi thọ của khớp…
Một số trường hợp tìm đến các thầy lang để… kéo, nắn, giật rất nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị của bác sĩ về sau.
Để hạn chế các nguy cơ về chấn thương thể thao và điều trị đúng cách, ngày 25/6, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình sẽ khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý do chấn thương thể thao. Người dân có thể đăng ký khám qua tổng đài CSKH 19001902 (Bệnh viện Việt Đức)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI
Y tế 24h - 23/12/2024
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Y tế 24h - 28/11/2024
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế 24h - 27/11/2024
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Y tế 24h - 25/11/2024
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?