Rượu có giết được nCoV?

Theo VnExpress 08:32 28/11/2020 - Y tế 24h
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) giải đáp 10 điều nhiều người thắc mắc khi làn sóng Covid-19 thứ hai đe dọa châu Âu, như là rượu hay bông tuyết có thể diệt virus hay không.

Theo WHO, phần lớn những người mắc bệnh phát triển các triệu chứng nhẹ hoặc vừa sẽ khỏi bệnh nếu có sức đề kháng tốt và được chăm sóc tích cực. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo bất kỳ ai bị ho, sốt hoặc khó thở nên đi khám sớm. Những người bị sốt và sống trong các khu vực được biết đến với bệnh sốt rét và sốt xuất huyết cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Uống rượu không giết được nCoV trong cơ thể

Nhiều người lập luận rằng, do rửa tay với sản phẩm chứa cồn là biện pháp được khuyến khích để bảo vệ chống lại virus, nên uống rượu có thể tiêu diệt virus. Tuy nhiên, virus không nhạy cảm với rượu chúng ta uống. Cồn trong nước rửa tay cũng đậm đặc hơn nhiều và đây chắc chắn là thứ bạn không thể uống bởi nó sẽ có những tác dụng phụ rất nghiêm trọng.

Uống rượu không giết được nCoV trong cơ thể. Ảnh: Healtheuropa
Uống rượu không giết được nCoV trong cơ thể. Ảnh: Healtheuropa

Mạng viễn thông di động 5G không lây lan nCoV

Virus gây Covid-19 không lan truyền trên sóng vô tuyến hoặc mạng điện thoại di động. Virus này lây lan qua các giọt bắn từ đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói. Mọi người cũng có thể bị nhiễm khi chạm vào bề mặt bị ô nhiễm và sau đó chạm tay vào mắt, miệng hoặc mũi.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không bảo vệ bạn khỏi nCoV

Mặc dù ánh nắng là nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy ánh nắng giết chết nCoV. Một số quốc gia có khí hậu nóng đã bùng phát dịch bệnh, nhưng các quốc gia có khí hậu lạnh cũng có dịch bệnh bùng phát tương tự. Vì vậy, mọi người không nên sử dụng đèn cực tím để khử trùng tay hoặc các bộ phận khác của da vì có thể gây kích ứng da. Theo WHO, nước rửa tay và xà phòng có cồn là những lựa chọn hiệu quả nhất.

Thời tiết lạnh và tuyết không giết nCoV

Nhiệt độ lạnh không có tác dụng kiềm chế sự lây lan của virus và không tiêu diệt được nCoV. Mưa và tuyết có thể làm loãng dấu vết của virus trên các đồ vật, nhưng virus chủ yếu lây lan trực tiếp giữa người với người. Thời tiết lạnh hơn còn có thể dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm cao hơn vì nhiều người tập trung trong nhà ở những nơi thông gió kém với khoảng cách tiếp xúc gần.

Không nên đeo khẩu trang khi tập thể dục

Đeo khẩu trang khi tập thể dục có thể làm giảm khả năng hít thở một cách thoải mái. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây từ Đại học Saskatchewan ở Canada cho thấy việc đeo khẩu trang bằng vải không ảnh hưởng đến hoạt động tập thể dục ở những người trẻ khỏe mạnh. WHO nhấn mạnh rằng biện pháp phòng ngừa quan trọng trong khi tập thể dục là duy trì khoảng cách đủ xa với người khác.

nCoV không có khả năng lây lan từ quần áo và giày dép

Virus gây bệnh Covid-19 có thể lây lan khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi, ho hoặc chạm vào các bề mặt và đồ vật như bàn và tay vịn. Những người khác có thể bị nhiễm bệnh sau khi chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm này, tiếp theo là chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của họ bằng tay chưa rửa sạch.

Mặc dù nCoV có thể tồn tại trên các bề mặt trong vài giờ hoặc lên đến vài ngày, nhưng tỷ lệ lây truyền từ các bề mặt đó là thấp. Thời gian tồn tại của virus cũng khác nhau tùy theo loại bề mặt.

Máy quét nhiệt không thể phát hiện Covid-19

Nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường là dấu hiệu của khả năng bị sốt, không phải là chẩn đoán của Covid-19. Tuy nhiên, vì sốt là một triệu chứng đã biết của Covid-19, mọi người nên đi khám ngay nếu bị sốt.

Thuốc kháng sinh không thể điều trị Covid-19

Thuốc kháng sinh được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, không phải nhiễm virus. Bệnh nhân chỉ nên được dùng kháng sinh nếu họ bị ốm và bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Nguy cơ bị nhiễm khi chạm vào tiền xu, tiền giấy, thẻ tín dụng và các đồ vật khác

Một nghiên cứu của Úc mới đây cho thấy khi được giữ ở nhiệt độ phòng và trong bóng tối, nCoV có thể tồn tại trong 28 ngày trên các bề mặt nhẵn như nhựa, thủy tinh, trên màn hình điện thoại di động và tiền giấy. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm được kiểm soát và WHO cho biết nguy cơ lây nhiễm từ những vật thể như vậy là rất thấp. Mặc dù vậy, không thể loại trừ những nguy cơ khi tiếp xúc với các bề mặt xung quanh và cách bảo vệ hiệu quả nhất là giữ vệ sinh tốt, thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay hoặc xà phòng và nước.

Bảo Châu (Theo SCMP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Y tế 24h - 14/10/2024

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Y tế 24h - 02/10/2024

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới