Trẻ mắc sốt xuất huyết cần nhập viện ngay khi nào?

Theo Báo giao thông 05:30 02/09/2023 - Y tế 24h
Cần lưu ý, giai đoạn nguy hiểm là sau giai đoạn sốt xuất huyết, thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 - 7 sau khi mắc bệnh.

Hỏi:

Gần đây rất nhiều bé mắc sốt xuất huyết, nhưng khi nhập viện đã trở nặng, vậy mong bác sĩ lưu ý những dấu hiệu nào báo hiệu bệnh trở nặng mà cha mẹ cần lưu tâm?

Nguyễn Thiện Thanh (Hà Nội)

Điều trị cho trẻ mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Điều trị cho trẻ mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

 

TS. BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương trả lời:

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây truyền từ người này sang người khác khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt.

Có 4 loại xuất huyết DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Trẻ em mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện đa dạng khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.

Cần lưu ý, giai đoạn nguy hiểm là sau giai đoạn sốt, thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 – 7 sau khi mắc bệnh.

Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ vào giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương. Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như: vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp.

Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu…

Như vậy, khi trẻ có ít nhất một trong các dấu hiệu: Trẻ vật vã, lờ đờ, đau bụng liên tục nhiều vùng gan; Trẻ buồn nôn và nôn trên 3 lần/1giờ, hoặc trên 4 lần/1giờ; Xuất huyết niêm mạc, chảy máu chân răng, tiểu cầu giảm nhanh; Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ) hoặc trẻ tiểu ít, đi ngoài phân đen thì cần cho trẻ nhập viện ngay.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà cha mẹ tuyệt đối không nên làm nhưng việc sau: Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu, gây khó khăn nếu trẻ có dấu hiệu xuất huyết; Tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh; Tuyệt đối không dùng nhóm thuốc hạ sốt Ibuprofen hoặc aspirin để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, cha mẹ không tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con dùng vì bệnh này do virus Dengue gây ra, kháng sinh không những không hiệu quả mà còn làm nặng thêm tình trạng gan, thận.

Điều cuối cùng cần lưu ý là cha mẹ tuyệt đối không đưa trẻ đi truyền dịch ở những cơ sở không đảm bảo, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện làm thủ thuật.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới