Ung thư hay gặp nhất ở chị em, bác sĩ chỉ dẫn cách tầm soát

Theo Báo giao thông 08:21 09/03/2023 - Y tế 24h
Bác sỹ chỉ dẫn cách tầm soát ung thư vú - căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam với khoảng 21.555 ca mỗi năm.

Tuổi nào cần tầm soát ung thư vú?

GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Theo thống kê, mỗi năm, nước ta có 182.563 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 21.555 ca (chiếm tỷ lệ 11,8 %).

Ung thư vú phát hiện càng sớm, việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp. Yếu tố tiên quyết vẫn là việc điều trị khi ung thư đang ở giai đoạn sớm. Vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao (từ tuổi 40 trở lên) rất quan trọng.

Tầm soát ung thư vú để phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Tầm soát ung thư vú để phát hiện sớm và điều trị kịp thời

 

Còn theo TS.BS Vũ Hữu Khiêm, Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, tất cả chị em phụ nữ từ 40 tuổi đều nên đi tầm soát bệnh lý tuyến vú 1 năm/1 lần. Riêng những trường hợp có nguy cơ cao nên thăm khám và tầm soát 6 tháng/1 lần.

Đối tượng nguy cơ cao là những chị em có bà, mẹ, dì, em gái bị ung thư vú, hoặc nhiều người trong gia đình mắc các bệnh lý ung thư khác, chẳng hạn ung thư buồng trứng. Bên cạnh đó, người có tiền sử bản thân như kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, không sinh con, không cho con bú, chiếu xạ ở vùng ngực, béo phì, lạm dụng thuốc nội tiết, uống rượu bia quá nhiều… cũng là những đối tượng có nguy cơ ung thư vú cao.

Đặc biệt, chị em mang gen gây ung thư vú là BRCA1, BRCA2 và TP53 cần tầm soát càng sớm càng tốt.

5 bước tự kiểm tra các dấu hiệu bất thường tại nhà, chị em cần biết

Để tầm soát phát hiện sớm ung thư chị em nên khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, trong thời gian theo dõi tại nhà, có thể thực hiện các bước sau để tự kiểm tra các dấu hiệu bất thường, nguy cơ ung thư vú.

Bước 1: Nhìn

Cởi áo ra, ngồi thẳng lưng hoặc đứng trước gương với tư thế xuôi hai tay và quan sát tuyến vù 2 bên. Tìm xem những dấu hiệu bất thường như thay đổi kích thước, hình dạng và sự đối xứng của hai vú, da vú co rút, lõm xuống, nổi sẩn, viêm đỏ, loét, chảy dịch núm vú (dịch trong, dịch đục, thậm chí dịch máu).

Bước 2: Tìm

Hai cánh tay dang rộng, bàn tay để sau đầu. Tìm các dấu hiệu bất thường của vú như bước đầu tiên

Bước 3: Khám ngực

Nằm ngửa trên giường, đưa tay trái ra sau gáy, dùng tay phải khám ngực trái. Dùng 3 ngón tay xòe thẳng, vừa ấn nhẹ lên bầu vú, vừa xoay tròn tìm khối u hoặc mảng dày bất thường. Bắt đầu từ trong núm vú di chuyển theo hình xoắn ốc. Tương tự cho bên còn lại.

Bước 4: Khám nách

Di chuyển tay dần lên vùng nách tới hõm nách tìm u cục, hạch bất thường.

Bước 5: Kiểm tra núm vú

Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp nhẹ đầu núm vú xem có dịch bất thường chảy ra hay không. Khám tương tự với vú còn lại.

Tìm xem những dấu hiệu bất thường ở vú như: thay đổi kích thước, hình dạng và sự đối xứng của hai vú, da vú co rút, lõm xuống, nổi sẩn, viêm đỏ, loét, chảy dịch núm vú, sờ được khối bướu hay mảng xơ chai ở vú, hạch ở nách…

Theo BS.Khiêm, hiện có 3 phương tiện được sử dụng phổ biến nhất (siêu âm, nhũ ảnh và cộng hưởng từ) để tầm soát ung thư vú. Trong đó, nhũ ảnh là công cụ tầm soát ung thư vú chính xác và hiệu quả nhất, giúp nâng cao tỷ lệ sống cho chị em phụ nữ. Siêu âm là công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong khảo sát hình ảnh vú tiếp theo sau nhũ ảnh. Riêng cộng hưởng từ sẽ được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp cụ thể.

Đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, nhũ ảnh được đưa lên hàng đầu trong tầm soát bệnh lý tuyến vú và siêu âm là bước hỗ trợ tiếp theo. Trong khi đó, đối với những người trẻ (từ 20-30 tuổi), nguy cơ ung thư thấp, nếu muốn tầm soát chỉ cần làm siêu âm là đủ, không cần thiết làm nhũ ảnh.

Trước băn khoăn “liệu người đã đặt túi ngực thẩm mỹ có tầm soát ung thư vú được không”, BS. Khiêm cho biết, việc đặt túi ngực không gây bất kỳ trở ngại nào cho phương pháp siêu âm. Tuy nhiên, để biết chắc chắn có thể thực hiện chụp nhũ ảnh hay không, kỹ thuật viên sẽ phải đánh giá mức độ đàn hồi của da mới đưa ra được kết luận cuối cùng.

Ung thư vú phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên tới 95%. Chị em không nên quá lo lắng nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, đặc biệt là siêu âm và chụp X-quang tuyến vú để phát hiện sớm các bất thường.

Việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người bệnh có cơ hội điều trị khỏi bệnh cao, giảm đau đớn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, tăng cường hoạt động thể dục, chế độ ăn khoa học (giảm ăn mỡ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả), kiểm soát cân nặng, hạn chế stress cũng là các năng ngừa ung thư rất hiệu quả cho phụ nữ.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Y tế 24h - 14/10/2024

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Y tế 24h - 02/10/2024

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới