Virus cúm gia cầm A/H5N1 khiến 1 người tử vong ở Campuchia có đáng ngại?

Theo chuyên gia y tế, virus cúm A/H5N1 từ gia cầm nhiễm bệnh truyền sang người qua tiếp xúc trực tiếp, tỷ lệ tử vong lên tới 60%.

Cúm gia cầm A/H5N1 có dễ lây nhiễm?

Trước thông tin ca tử vong do cúm gia cầm A/H5N1 tại Campuchia gần biên giới Việt Nam, nhiều người bày tỏ sự lo lắng. PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục dự phòng, Bộ Y tế cho biết, virus cúm A/H5N1 thường tồn tại ở gia cầm hoặc chim hoang dã. Virus này có thể lây lan cho người tiếp xúc gần, tỷ lệ tử vong lên tới 60%. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa chính thức xác nhận khả năng lây truyền virus cúm A/H5N1 từ người sang người.

Hầu hết ca nhiễm cúm A/H5N1 xảy ra khi con người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm mắc bệnh (ảnh minh họa)
Hầu hết ca nhiễm cúm A/H5N1 xảy ra khi con người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm mắc bệnh (ảnh minh họa)

 

Hầu hết ca nhiễm xảy ra khi con người tiếp xúc gần, kéo dài với gia cầm mắc bệnh mà không đeo găng tay, khẩu trang bảo vệ. Nguy cơ lây nhiễm phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc, thời gian tiếp xúc, khoảng cách.

Theo ông Phu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo việc ăn thịt gia cầm và trứng khi được xử lý đúng cách và nấu chín kỹ ở nhiệt độ khoảng 74 độ C sẽ giết chết vi khuẩn và virus, bao gồm H5N1. Đồng thời, khuyến cáo người dân không nên ăn thịt, trứng gia cầm bị bệnh.

Mặt khác, khi chế biến thực phẩm, người nấu ăn cần rửa tay bằng nước ấm và xà phòng thật sạch. Thớt, bát đĩa và dụng cụ nhà bếp phải được làm sạch bằng nước nóng. Lưu ý phải tách thịt gia cầm sống và trứng ra khỏi các thực phẩm khác.

Ngoài ra, tuyệt đối không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng, phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Virus cúm gia cầm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam

Nhận định về nguy cơ xâm nhập virus cúm A/H5N1 vào Việt Nam, một chuyên gia dịch tễ cho biết, có thể xảy ra, tương tự như với các bệnh truyền nhiễm khác, qua giao thương giữa người dân hai nước, buôn lậu gia cầm qua biên giới, cùng với đó là nguồn lây từ chim hoang dại di chuyển giữa hai nước.

Sau khi Campuchia ghi nhận một trường hợp tử vong do cúm gia cầm A/H5N1, Viện Pasteur TP.HCM đã đề nghị sở y tế 20 tỉnh, thành phía Nam tăng cường giám sát viêm phổi nặng liên quan đến virus cúm này.

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, người lành bị nhiễm cúm A/H5N1 khi tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm virus cúm A (H5N1), ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ.

Bệnh xảy ra ở tất cả lứa tuổi từ 4 tháng đến trên 80 tuổi, tuy nhiên, dịch tập trung ở lứa tuổi dưới 40, cao nhất ở nhóm 10-19 tuổi.

Bệnh cúm A (H5N1) được chẩn đoán dựa vào các tiêu chuẩn như: Từng tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh cúm gia cầm, gia cầm bị bệnh hoặc từng ở khu vực đang lưu hành bệnh dịch cúm gia cầm trong vòng 7 ngày; Hoặc các biểu hiện lâm sàng sốt trên 38 độ C, có thể rét run, ho, thường ho khan, đau ngực, ít gặp triệu chứng viêm long đường hô hấp trên, khó thở, thở nhanh, tím tái, tổn thương phổi... và các triệu chứng khác như đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, rối loạn ý thức, suy đa tạng.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới