Áp dụng nhiều kỹ thuật cao để chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân

Những năm qua, Bệnh viện Quân y 110 (Cục Hậu cần, Quân khu 1) đã nỗ lực vượt lên khó khăn, từng bước xây dựng bệnh viện khang trang, chính quy, hiện đại. Bệnh viện đã triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân; được các cấp, các ngành ghi nhận, đánh giá cao.
Bác sĩ Bệnh viện Quân y 110 phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp tán sỏi dưới da.
Bác sĩ Bệnh viện Quân y 110 phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp tán sỏi dưới da.

Đại tá Nguyễn Thanh Sơn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bệnh viện, cho biết: Quân y 110 là bệnh viện đa khoa hạng 1, tuyến cuối của Quân khu 1. Những năm qua, cùng với tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng y đức, phẩm chất đạo đức người thầy thuốc, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện còn chỉ đạo đơn vị thực hiện: Đột phá về cải cách thủ tục hành chính (TTHC); đột phá về máy móc, trang, thiết bị và đột phá về con người. Trong đó, Bệnh viện coi trọng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), từng bước tin học hóa công tác quản lý, điều hành khám, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, bệnh viện tích cực đẩy mạnh cải cách TTHC trong hoạt động khám, chữa bệnh, như: chỉ đạo các phòng, khoa, ban thay đổi giờ giao ban buổi sáng sang đầu giờ làm việc buổi chiều; quy định các khoa, ban chuyên môn làm việc từ 6 giờ đến 17 giờ hằng ngày; buổi sáng khoa chuyên môn thực hiện trả kết quả xét nghiệm ba lần để bệnh nhân không phải chờ đợi đến chiều nhận kết quả như trước... Đồng thời, từng bước xây dựng bệnh án điện tử, số hóa trong công tác lưu trữ hồ sơ bệnh án, giảm việc ghi chép của cán bộ, nhân viên… Bệnh viện mua sắm nhiều trang, thiết bị hiện đại như: hệ thống phòng mổ thông minh; máy chụp mạch một bình điện; máy cộng hưởng từ, hệ thống máy CT Scanner (chụp cắt lớp), hệ thống nội soi tiêu hóa…

Đại tá Thân Văn Tuyển, Bác sĩ chuyên khoa I, Chủ nhiệm Khoa Khám bệnh, cho biết: Để tạo thuận lợi cho người bệnh, bệnh viện đã tổ chức tổ tư vấn để hướng dẫn, chăm sóc, giải đáp vướng mắc cho người bệnh và người nhà bệnh nhân trong việc làm thủ tục khám, chữa bệnh, nhập viện; bố trí các phòng khám liên hoàn theo hệ thống khép kín, phòng khám theo yêu cầu, dịch vụ đưa đón người bệnh, hệ thống xe điện; quy trình khám, chữa bệnh, thủ tục ra viện, thanh toán viện phí được đơn giản hóa; hệ thống CNTT phòng khám được cập nhật, ngày càng phù hợp thực tế, bảo đảm kết nối mạng trong toàn bệnh viện liên thông, phục vụ tốt nhất cho người bệnh. Hằng ngày, bộ phận tiếp đón bệnh nhân của Khoa Khám bệnh có mặt tại bệnh viện từ 6 giờ để hướng dẫn bệnh nhân lấy số thứ tự, phân luồng bệnh nhân theo chuyên khoa, từng buồng khám nội, ngoại khoa. Từ 6 giờ 45 phút, bác sĩ các khoa khám, xét nghiệm... Nếu trước đây, bệnh nhân vào viện xét nghiệm máu phải lấy số đăng ký, chờ khám, xét nghiệm và chờ bác sĩ kết luận phải từ sáng đến chiều mới có kết quả; thì hiện nay, chỉ mất 90 phút đến hai giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao, Bệnh viện còn tăng thêm phòng khám chuyên khoa, tăng cường các bác sĩ chuyên khoa, mời các giáo sư, chuyên viên đầu ngành khám, chữa bệnh theo yêu cầu, không để bệnh nhân phải chờ đợi lâu.

Cùng với đó, bệnh viện chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi chuyên môn, giàu y đức bằng nhiều biện pháp như: Cử bác sĩ theo học các khoa chính quy tại Học viện Quân y và các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội; đào tạo tại chỗ bằng cách cầm tay, chỉ việc, lớp trước bồi dưỡng lớp sau, kết hợp gửi cán bộ, y sĩ, bác sĩ đi đào tạo ngắn hạn một số chuyên khoa để “đi tắt, đón đầu” làm chủ các máy móc, trang thiết bị mới... Đồng thời, duy trì tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bác sĩ, câu lạc bộ điều dưỡng, nhằm trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới; thành lập các kíp và xây dựng quy trình can thiệp đột quỵ não, đột quỵ tim mạch giúp xử lý, cứu chữa hàng trăm bệnh nhân đột quỵ. Xây dựng, kết nối hệ thống Tele-medicine (truyền hình trực tuyến y học) với các bệnh viện trong toàn quân nhằm hỗ trợ từ xa, học tập, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn... Bên cạnh đó, bệnh viện tập trung đổi mới nội dung, hình thức tổ chức khám bệnh, thu dung, cấp cứu và điều trị sát yêu cầu, nhiệm vụ và thực tế địa bàn. Tập trung phát triển các kỹ thuật, phương pháp mới, kỹ thuật cao, tiên tiến như các loại hình phẫu thuật: nội soi, sọ não, cắt gan, dạ dày...; triển khai thành công kỹ thuật điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần (RFA); kỹ thuật cấp cứu điều trị nhồi máu não bằng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch; tán sỏi thận qua da; tán sỏi nội soi; tán sỏi ngoài cơ thể... Năm 2019, bệnh viện đã triển khai thành công kỹ thuật can thiệp mạch, kỹ thuật điều trị suy giảm tĩnh mạch chi dưới bằng sóng cao tần (RFA), được các bệnh viện tuyến trên đánh giá cao. Nhiều ca bệnh nặng, phức tạp đã được bệnh viện cấp cứu, điều trị thành công.

Ông Đào Đình Long, 61 tuổi, là thương binh hạng 4/4, quê ở thôn Cổ Lãm, xã Bình Định, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) cho biết: Tôi bị mắc bệnh u gan trên nền xơ gan và giãn tĩnh mạch thực quản, vào điều trị nội trú tại Khoa U bướu, rồi chuyển sang Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện được ba tuần rồi. Đến nay, bệnh tình của tôi chuyển biến tốt.

Đại tá Ngô Xuân Thao, Bác sĩ chuyên khoa II, Chủ nhiệm Khoa Chẩn đoán hình ảnh chức năng và phục hồi chức năng, cho biết: Những năm qua, Khoa được trang bị nhiều loại máy hiện đại như: máy chụp cộng hưởng từ; máy chụp cắt lớp vi tính hai dãy, 16 dãy, 32 dãy, 64 dãy; máy đốt u tuyến giáp lành tính bằng sóng cao tần… Các bác sĩ trong Khoa được cử đi học hỏi kinh nghiệm ở các bệnh viện lớn trong nước như: Bệnh viện T.Ư 108, Bạch Mai, Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh…, cho nên khi được bổ sung trang, thiết bị y tế mới, hiện đại, các bác sĩ và nhân viên trong Khoa tiếp nhận và sử dụng được ngay. Đại tá Thao cũng cho biết, hiện nay, ngoài kỹ thuật thông thường, Bệnh viện còn triển khai nhiều kỹ thuật thuộc phạm vi của bệnh viện tuyến trên như: chụp mạch vành nhồi máu cơ tim, bác sĩ chuyên khoa đặt Sten mạch vành cấp cứu kịp thời cứu chữa bệnh nhân.

Số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tại bệnh viện hằng năm đều tăng cao, tỷ lệ sử dụng giường bệnh hơn 150%, tỷ lệ khỏi bệnh đạt hơn 75%. Được biết, hiện nay, trung bình mỗi ngày, Bệnh viện khám từ 800 đến 1.000 bệnh nhân, có ngày lên tới 1.200 bệnh nhân.

                                                                                                     BÀI, ẢNH: TRẦN QUYẾT VÀ PHAN THÁI SƠN

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Nhi Đồng 1 đưa vào hoạt động Trung tâm Tim mạch trẻ em

Bệnh viện Nhi Đồng 1 đưa vào hoạt động Trung tâm Tim mạch trẻ em

Bảo hiểm & Bệnh viện - 03/06/2022

Bệnh viện Nhi Đồng 1 đưa vào hoạt động Trung tâm Tim mạch trẻ em

Không bỏ thanh toán bảo hiểm y tế với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh

Không bỏ thanh toán bảo hiểm y tế với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh

Bảo hiểm & Bệnh viện - 15/05/2022

Không bỏ thanh toán bảo hiểm y tế với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh

Trong thời gian cách ly xã hội, cấp thẻ BHYT do hỏng, mất thông qua Zalo

Trong thời gian cách ly xã hội, cấp thẻ BHYT do hỏng, mất thông qua Zalo

Bảo hiểm & Bệnh viện - 08/04/2020

Trong thời gian cách ly xã hội, cấp thẻ BHYT do hỏng, mất thông qua Zalo

Hơn 3.000 người cao tuổi được khám, cấp thuốc BHYT tại nhà

Hơn 3.000 người cao tuổi được khám, cấp thuốc BHYT tại nhà

Bảo hiểm & Bệnh viện - 07/04/2020

Hơn 3.000 người cao tuổi được khám, cấp thuốc BHYT tại nhà

Dừng gói bảo hiểm Covid-19, người đã mua sản phẩm quyền lợi ra sao?

Dừng gói bảo hiểm Covid-19, người đã mua sản phẩm quyền lợi ra sao?

Bảo hiểm & Bệnh viện - 31/03/2020

Dừng gói bảo hiểm Covid-19, người đã mua sản phẩm quyền lợi ra sao?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới