2 loại vaccine phòng ung thư cổ tử cung
Virus HPV (human papillomavirus) có nhiều loại khác nhau, trong đó, một số loại gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, hậu môn, phổ biến là HPV 16 và 18. Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, ngoài ra có thể lây khi dùng chung dụng cụ cắt móng tay, đồ lót...
Để phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý về đường sinh dục, bác sĩ khuyến cáo nữ giới nên tiêm vaccine để phòng bệnh. Hiện vaccine phòng HPV thường được sử dụng tại Việt Nam như vaccine Gardasil (Mỹ), Cervarix (Bỉ). Hai loại vaccine này có một số sự khác biệt về số lượng chủng virus HPV có thể phòng ngừa, độ tuổi và lịch tiêm chủng.
Vaccine Gardasil
Vaccine HPV tứ giá Gardasil phòng 4 tuýp virus HPV gồm 6, 11, 16 và 18. Vaccine này được chỉ định cho trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi 9-26 để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục, bệnh lý do nhiễm virus HPV.
Lịch tiêm gồm 3 mũi với mỗi liều 0,5 ml. Mũi một lần đầu tiêm. Mũi 2 cách mũi đầu 2 tháng. Mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng.
Gardasil có thể dùng cùng thời điểm với các vaccine viêm gan B tái tổ hợp; vaccine liên hợp não mô cầu nhóm A, C, D; vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván nhưng phải tiêm ở các vị trí khác nhau.
Theo Trung tâm giáo dục vaccine, Bệnh viện Nhi Philadelphia (Mỹ), nam giới cũng có thể gặp một số vấn đề do virus HPV gây ra như mụn cóc ở hậu môn, bộ phận sinh dục; ung thư hậu môn... Các bác sĩ khuyến cáo tiêm vaccine Gardasil cho cả nam và nữ vì có thể giúp nam giới phòng ngừa một số bệnh này.
Vaccine Cervarix
Vaccine HPV nhị giá Cervarix phòng ngừa ung thư cổ tử cung với 2 tuýp virus HPV phổ biến là 16 và 18. Trẻ em, phụ nữ từ 10 đến 25 tuổi có thể tiêm vaccine Cervarix.
Lịch tiêm gồm 3 mũi với mỗi liều 0,5 ml. Mũi một lần đầu tiêm. Mũi 2 cách mũi đầu một tháng. Mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng.
Cervarix có thể tiêm đồng thời với vaccine kháng nguyên bạch hầu - uốn ván - ho gà vô bào (dTpa), vaccine bại liệt bất hoạt (IPV), vaccine phối hợp dTpa-IPV, vaccine viêm gan A (bất hoạt) (HepA), vaccine viêm gan B (rDNA) (HepB) và vaccine phối hợp HepA-HepB.
Vaccine phòng HPV có hiệu quả cao, được ghi nhận an toàn bởi các cơ quan uy tín của Mỹ như Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm vaccine HPV sớm vì sẽ giúp tăng khả năng đáp ứng miễn dịch. Phụ nữ đã quan hệ tình dục, từng nhiễm virus HPV vẫn có thể tiêm vaccine. Hiện nay, vaccine HPV ở nước ta có thể tiêm theo hình thức dịch vụ.
Nữ giới không dị ứng với thành phần nào của vaccine, không mang thai, không đang điều trị các bệnh cấp tính... đều có thể đủ điều kiện tiêm vaccine, thông thường sẽ không cần xét nghiệm trước khi tiêm.
Nếu phụ nữ có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành ba mũi tiêm thì cần hoãn tiêm chủng và hoàn tất lịch tiêm sau khi sinh con.
Ngọc An
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk