Căn bệnh ung thư phát hiện sau khi giảm cân của thánh ăn Hàn Quốc
Hôm 3/6, Yang Soobin, chia sẻ thông tin bị ung thư tuyến giáp.
Soobin đã tiến hành phẫu thuật hôm 27/5 bằng thủ thuật rạch ở nách và dùng robot để loại bỏ một nửa tuyến giáp. Hiện tại, cô trong giai đoạn hồi phục. Cô bị mất tiếng do biến chứng tổn thương dây thanh quản.
Sinh năm 1994, Yang Soobin được mệnh danh là thánh ăn nhờ loạt clip ghi lại cảnh ăn uống hấp dẫn. Cô gái người Hàn Quốc đã trở thành nhân vật có tầm ảnh hưởng không chỉ với giới trẻ ở xứ sở kim chi mà còn đến nhiều nước khác. Cô cũng đã tới Việt Nam để tham gia quay clip "Yêu được không" của ca sĩ Đức Phúc.
Soobin từng nặng tới 130 kg, với lượng mỡ lên tới 70 kg. Từ giữa năm 2019, cô quyết định giảm cân theo lời khuyên của bác sĩ vì lo ngại vấn đề sức khỏe.
Kế hoạch giảm cân của cô là chỉ ăn hai bữa mỗi ngày, hạn chế tinh bột, đường, tăng cường rau xanh, hoa quả. Cô cũng thường xuyên tới phòng gym để tập luyện các bài cardio, aerobic, đi bộ. Cơ thể của Soobin trở nên săn chắc hơn, vóc dáng gọn gàng, giảm được 40 kg, còn khoảng 90 kg.
Do giảm cân toàn thân nên phần cổ của Soobin cũng gầy đi. Cô phát hiện ở vùng cổ vướng thứ gì đó nên đã tới bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ kết luận cô bị mắc ung thư thể nhú tuyến giáp với khối u khoảng 3cm.
“Lúc đầu, tôi rất buồn và lo lắng nhưng cũng thấy may mắn vì nếu không giảm cân thì không thể biết bị bệnh", Soobin tâm sự trên trang cá nhân.
Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, nằm ở phần khí quản cổ. Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 1-2% trong tất cả các loại ung thư nhưng chiếm đến 90% ung thư của các tuyến nội tiết. Ung thư tuyến giáp nhú là dạng ung thư tuyến giáp phổ biến nhất.
Triệu chứng sớm của loại ung thư này là xuất hiện u giáp trạng cứng, di động theo nhịp nuốt hoặc có hạch vùng cổ nhỏ, mềm.
Triệu chứng muộn là bệnh nhân có khối u to, rắn, cố định ở cổ, khàn tiếng, có thể khó thở, khó nuốt. Da vùng cổ có thể thâm hoặc sùi loét chảy máu.
Nguyên nhân và hướng chữa ung thư tuyến giáp
Có nhiều yếu tố dẫn tới nguy cơ mắc căn bệnh này. Nguyên nhân đầu tiên là hệ miễn dịch bị rối loạn, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus có hại tấn công vào cơ thể, trong đó có tuyến giáp.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể từng nhiễm phóng xạ khi chữa bệnh hoặc qua đường tiêu hóa, hô hấp. Ung thư tuyến giáp cũng có yếu tố di truyền khi khoảng 70% trường hợp có người thân từng mắc bệnh.
Tuổi tác, giới tính cũng tác động tới nguy cơ nhiễm ung thư này khi phụ nữ có thể mắc bệnh cao gấp 2-4 lần đàn ông.
Cách chữa phổ biến là phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Sau đó, bạn sẽ phải uống một lượng nhỏ iod phóng xạ, bổ sung lượng hormone thiếu hụt do tuyến giáp tiết ra.
Sau khi điều trị, bệnh nhân nên đi khám 3 tháng một lần trong 2 năm đầu.
An Yên
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk