Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho bệnh nhân ung thư vú
Chuyên gia dinh dưỡng Anna Taylor, phòng khám Cleveland (Mỹ) cho rằng, bên cạnh phương pháp điều trị, chế độ ăn cũng góp phần quan trọng, giảm thiểu nguy cơ tái phát của bệnh ung thư vú.
Đảm bảo lượng nước
Bệnh nhân uống 2 đến 3 lít chất lỏng mỗi ngày, chất lỏng không chứa caffeine.
Trái cây, rau xanh
Thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa. Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, cải bắp và cải Brussels giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất phytochemical.
Ngũ cốc nguyên hạt
Người bệnh duy trì 25-30 gram chất xơ mỗi ngày. Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm chưa qua chế biến có nhiều carbohydrate, chất xơ, chất phytochemical, vitamin, khoáng chất. Nghiên cứu tại Đại học Soochow, Tô Châu, Trung Quốc cho rằng, lượng chất xơ cao có thể có tác động thay đổi hoạt động của hormone ung thư vú, các bệnh ung thư phụ thuộc hormone khác.
Protein
Để có nguồn protein tốt, bạn ăn thực phẩm như thịt gia cầm, trứng cá, các loại đậu, sản phẩm từ sữa, giảm thiểu lượng thức ăn ngâm muối, hun khói. Bên cạnh đó, người bệnh ăn đậu nành với số lượng vừa phải. Nhiều nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ cho thấy, đậu nành có chứa isoflavone, một chất phytonutrient góp phần chống ung thư.
Không uống rượu
Uống rượu là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Một nghiên cứu quan sát trên 105.986 phụ nữ cho rằng, người uống nhiều 3 ly rượu mỗi tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh so với những phụ nữ không uống.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, sau khi điều trị người bệnh duy trì cân nặng ở mức ổn định. Phụ nữ béo phì có lượng estrogen lưu thông trong cơ thể cao hơn người duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu khoa học sức khỏe Iran ở Tehran, Iran chứng minh mối liên hệ giữa kích thước khối cơ thể và bệnh ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh.
Nếu thừa cân, chuyên gia khuyên bạn nên giảm cân thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Sau khi điều trị xong, người bệnh cân nhắc gặp chuyên gia dinh dưỡng để biết cách cân bằng dinh dưỡng, giảm nguy cơ tái phát, duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Nếu bạn gặp tác dụng phụ như buồn nôn, chuyên gia dinh dưỡng khuyên, người bệnh cố gắng ăn nhiều thực phẩm tươi mát, dễ nuốt... Bạn không nên bỏ dạ dày trống rỗng vì có thể làm tình trạng buồn nôn tồi tệ hơn. Để đẩy lùi mệt mỏi, người bệnh hãy chọn đồ ăn nhẹ giàu protein, chia nhỏ bữa trong ngày.
Nếu người bệnh bị táo bón thì nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, tăng lượng chất lỏng, Taylor nói thêm: "Đi bộ với cường độ thấp, đồ uống ấm có thể giúp khuyến khích đi tiêu đều đặn".
Ngọc Thi
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk