Dùng virus gây chết người để điều trị ung thư
Tạp chí Huyết học Anh mới đây ghi nhận bệnh nhân 61 tuổi hạch bạch huyết giai đoạn 3 sau khi mắc Covid-19. Người này phải nhập viện 11 ngày. Khi các triệu chứng Covid-19 thuyên giảm, ông trở về nhà. Khoảng 4 tháng sau, bệnh ung thư của ông cũng biến mất.
Trong thời gian nằm viện, ông không được điều trị bằng steroid hoặc các liệu pháp ung thư thông thường khác bởi sức khỏe nhìn chung kém. Trước đó, bệnh nhân từng ghép thận thất bại.
Đây là tình trạng hiếm gặp, song không phải lần đầu tiên một bệnh nhân tự khỏi ung thư sau nhiễm virus. Việc sử dụng các loại virus chết người hoặc vaccine bệnh truyền nhiễm để kích hoạt phản ứng miễn dịch cơ thể, điều trị khối u ác tính là chủ đề nóng trong nghiên cứu ung thư.
Phương pháp này được truyền thông nhắc tới nhiều trong năm 2018 với virus Zika, bại liệt và adenovirus gây viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Các loại virus chết người có thể là nguồn hy vọng lớn cho người mắc các bệnh ung thư hiện không thể chữa khỏi.
Ý tưởng trên không mới, đã được đề xuất vào đầu thế kỷ 20 và nghiên cứu nghiêm túc vào những năm 1960. Trong thời gian dài, các công trình không có gì đáng chú ý. Đến năm 2015, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận Amgen ’s Imlygic (còn được gọi là T-VEC), liệu pháp điều trị ung thư dựa trên virus đầu tiên. Virus được sử dụng là herpes, gây lở loét trên da, thường là gần miệng hoặc vùng nhạy cảm.
Liệu pháp hoạt động bằng cách lây nhiễm virus cho các tế bào khối u. Virus biến đổi gene giúp tăng cường miễn dịch, tiêu diệt ung thư từ bên trong. Nghiên cứu cho thấy khoảng khối u trên 16% bệnh nhân tiêm thuốc đã nhỏ lại, trong khi tỷ lệ thông thường chỉ là 2%.
Phil Daschner, giám đốc khoa Miễn dịch học Huyết học và Căn nguyên ung thư của Viện Ung thư Quốc gia (NCI), cho biết T-VEC không chỉ điều trị khối u ban đầu, nó còn thúc đẩy hệ miễn dịch tiếp tục hoạt động sau khi khối u di căn.
Trong khi đó, virus Zika và bại liệt có thể sử dụng để điều trị u nguyên bào thần kinh đệm. Đây là ý tưởng kỳ lạ với một số người, bởi Zika gây tổn hại nghiêm trọng đến não bộ của trẻ sơ sinh, dẫn đến teo não và dị tật. Các nhà khoa học Đại học Duke đã được FDA trao danh hiệu đột phá khi tìm ra liệu pháp điều trị khối u não bằng virus bại liệt vào năm 2016.
Nhà nghiên cứu khác, đi đầu trong việc phát triển các loại virus chống bệnh ung thư não ác tính là Juan Fueyo, giáo sư khoa Ung thư Thần kinh tại Trung tâm Ung thư MD Anderson. Năm 2018, ông dẫn đầu thử nghiệm về liệu pháp điều trị ung thư dựa trên adenovirus gây viêm đường hô hấp.
Virus sẽ liên kết có chọn lọc với các tế bào khối u, từ đó thúc đẩy hệ miễn dịch tiêu diệt chúng. "Khi tạo ra virus, chúng tôi không coi đây là liệu pháp miễn dịch. Chính hệ thống miễn dịch tự điều phối việc tiêu diệt ung thư chứ không phải virus", Fueyo nói.
Trong nghiên cứu gần nhất của ông, 28 bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp từ adenovirus tái phát ung thư. 5 bệnh nhân sống sót sau hơn ba năm. Một bệnh nhân sống sót sau 4,5 năm.
Nếu so sánh với những loại ung thư có thể điều trị được, con số này không quá ấn tượng. Nhưng đối với loại u não ác tính, đây là tiến bộ đáng chú ý. Trong thử nghiệm của Fueyo, bệnh nhân đáp ứng được liệu pháp có thời gian sống sót vượt dự kiến. Chất lượng cuộc sống của họ cũng cải thiện rõ rệt.
Ở trường hợp của bệnh nhân Covid-19 61 tuổi, một số chuyên gia phỏng đoán phản ứng miễn dịch đã vô tình tiêu diệt tế bào ung thư.
Thông thường, phản ứng miễn dịch có sự tham gia của đội ngũ tế bào T (tế bào bạch cầu), kháng thể và protein quan trọng để điều phối phản ứng, được gọi là cytokine. Các phản ứng miễn dịch thường đặc hiệu cho một mầm bệnh, trong trường hợp này là Covid-19. Đôi khi phản ứng có thể gây ra tác động rộng hơn, triệt tiêu cả các tế bào ung thư.
"Phản ứng cytokine quá lớn có thể kích hoạt cả khả năng miễn dịch không đặc hiệu khác, dẫn đến sốt và nhiều triệu chứng khó chịu. Lượng cytokine cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh ung thư", tiến sĩ Jonathan Friedberg, Trung tâm Y tế Đại học Rochester, nhận định.
Các khối u bạch huyết cũng đặc biệt nhạy cảm với hệ miễn dịch đã bị thúc đẩy bởi quá trình nhiễm virus. "Nó là bệnh ung thư của hệ thống miễn dịch. Những tế bào này được thiết kế đặc biệt nhạy cảm với hoạt động của cytokine, nhưng các khối u rắn thì không bị ảnh hưởng", Friedberg nói.
Thục Linh (Theo Forbes)
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk