Năm 2020, Việt Nam tăng 7 bậc trên bản đồ ung thư thế giới
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR, thuộc WHO) vừa công bố số liệu về tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi của 185 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2020. Đây là báo cáo được cập nhật 2 năm một lần.
So với năm 2018, thế giới ghi nhận thêm hơn 2 triệu ca mắc mới ung thư, lên gần 19,3 triệu ca và số ca tử vong tăng từ 9,6 triệu ca (2018) lên 9,96 triệu ca (2020).
Năm loại ung thư hàng đầu thế giới ghi nhận là: Ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày.
Mười quốc gia có tỷ lệ mắc mới ung thư cao nhất đều là những nước phát triển, bao gồm Úc, New Zealand, Ireland, Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Canada, Pháp và Hungary.
Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất (285/100.000 dân), xếp vị trí thứ 27 trên bản đồ ung thư thế giới (tăng 16 bậc so với 2018); đứng thứ 2 là Hàn Quốc (243), xếp vị trí 44 thế giới, Singapore xếp thứ 4 khu vực và 49 thế giới (233), Trung Quốc với tỷ lệ 205/100.000 dân, xếp thứ 8 châu Á và 65 thế giới.
Trong khu vực Đông Nam Á, 5 quốc gia top đầu là: Singapore, Brunei (224/100.000 dân), xếp 53 thế giới, Lào ở vị trí 87 (166), Thái Lan đứng thứ 88 (164), Philippines ở vị trí thứ 89 thế giới (162).
Năm 2020, Việt Nam xếp vị trí 92/185 quốc gia vùng lãnh thổ, với tỷ lệ mắc 159,7/100.000 dân, xếp 16 châu Á, đứng thứ 6 Đông Nam Á.
Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân.
Đến năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 182.500 ca mới, 122.690 ca tử vong trên tổng số 97,3 triệu dân. Cả nước đang còn 353.000 bệnh nhân sống chung với ung thư.
Về tỷ lệ tử vong, Việt Nam đứng thứ 50 thế giới (tăng 6 bậc so với 2018) với tỷ lệ 106/100.000 dân. Vào năm 2016, con số này mức 110/100.000 dân.
Năm loại ung thư mắc nhiều nhất ở cả 2 giới có sự hoán đổi, bao gồm: Ung thư gan xếp đầu tiên, kế đó là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng. Trong đó ung thư vú tăng mạnh nhất, cách đây 2 năm xếp vị trí thứ 4 với hơn 15.000 ca nhưng đến 2020 đã tăng lên hơn 21.500 ca.
Năm loại ung thư phổ biến nhất ở nam và nữ đều đã có sự thay đổi. Với nam là ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tuyến tiền liệt (2018, thứ tự là: Phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng, hầu họng). Ở nữ, 5 ung thư hàng đầu gồm: Vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (2018, thứ tự là: Vú, đại trực tràng, phổi, dạ dày, gan).
Trong các loại ung thư, gan và phổi là 2 ung thư tiên lượng xấu nhất. Với ung thư gan, năm 2020 nước ta có thêm 26.418 ca mắc nhưng cùng năm ghi nhận 25.272 ca tử vong. Tương tự, ung thư phổi có 26.262 ca mắc mới, 23.797 ca tử vong.
Thúy Hạnh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk