Ô nhiễm không khí có thể gây ung thư phổi

Môi trường không khí ô nhiễm đặc biệt là bụi mịn gây ra hàng loạt các bệnh lý viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi… Một phần nguyên nhân gây ô nhiễm là từ việc chưa kiểm soát khí thải ô tô, xe máy.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM hiện nay đang ở mức báo động. Các chỉ số về ô nhiễm không khí vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Sự xuất hiện của bụi mịn, bụi siêu mịn (kích thước dưới 2,5 micromet) một trong những thành phần của không khí ô nhiễm khi hít vào sẽ đi vào phổi, chúng sẽ theo đường máu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm ở nhiều bộ phận, điển hình nhất là ở các cơ quan hô hấp trên như tai, mũi, họng, đi sâu xuống hệ hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tỷ lệ đột qụy não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%.

Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí có thể gây ung thư phổi

Khí thải từ phương tiện giao thông gây nên ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, nguồn ô nhiễm đến từ sản xuất công nghiệp, đốt rác, đốt rơm rạ, khí thải giao thông, bụi từ xây dựng… Trong đó, bụi mịn PM2.5 được gọi là sát thủ vô hình vì chúng có kích thước nhỏ, chứa nhiều thành phần độc hại, nên khi hít thở nó xâm nhập sâu vào phổi ảnh hưởng đến hệ hô hấp, máu, gây nhiều bệnh như nhồi máu tim, ung thư… Cần phải lưu ý rằng không giống như bụi thô, PM2.5 không bị những loại khẩu trang phổ thông ngăn chặn.

Có 2 nguồn bụi mịn PM2.5 gồm sơ cấp và thứ cấp. Bụi sơ cấp phát sinh trực tiếp từ hoạt động như từ các quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải phương tiện giao thông, đốt rơm rạ sau thu hoạch, đốt rác, bụi đường, từ các công trường xây dựng. Loại thứ 2 là thứ cấp, được tạo ra thông qua các phản ứng hóa học từ một số hợp chất khác nhau có trong không khí.

WHO cũng đã khuyến cáo nếu không có biện pháp để bảo vệ môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành, chất lượng không khí tốt thì con người sẽ là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bệnh ung thư - 22/07/2024

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bệnh nhân ung thư vú ngày càng trẻ hóa

Bệnh nhân ung thư vú ngày càng trẻ hóa

Bệnh ung thư - 15/07/2024

Bệnh nhân ung thư vú ngày càng trẻ hóa

Khi người cao tuổi bị u tuyến tiền liệt

Khi người cao tuổi bị u tuyến tiền liệt

Bệnh ung thư - 06/06/2024

Khi người cao tuổi bị u tuyến tiền liệt

Tự dùng thuốc, 1 phụ nữ nguy kịch với khối ung thư buồng trứng "khủng"

Tự dùng thuốc, 1 phụ nữ nguy kịch với khối ung thư buồng trứng "khủng"

Bệnh ung thư - 15/05/2024

Tự dùng thuốc, 1 phụ nữ nguy kịch với khối ung thư buồng trứng "khủng"

Hơn 100 nghìn người sẽ được khám, tầm soát ung thư phổi miễn phí

Hơn 100 nghìn người sẽ được khám, tầm soát ung thư phổi miễn phí

Bệnh ung thư - 14/05/2024

Hơn 100 nghìn người sẽ được khám, tầm soát ung thư phổi miễn phí

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới