Phẫu thuật cắt bỏ u đường kính gần 40 cm

Theo Nhandan 10:51 30/06/2020 - Bệnh ung thư
Các bác sĩ Bệnh viện K vừa loại bỏ một khối u vú với đường kính gần 40 cm cho một phụ nữ 55 tuổi.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngực phì đại nhiều năm, chị Trần Thị L. (59 tuổi) trú tại tỉnh Nam Định phải sống chung với khối u ở vú phải, kích thước 20 x 25cm trong một khoảng thời gian dài. Năm 2016, chị L.đã đến khám và được chẩn đoán u phyllode vú phải. Sau đó các bác sĩ đã phẫu thuật cắt tuyến vú phải và đưa ra chỉ định xạ trị. Nhưng vì lý do cá nhân, chị L.đã xin ra viện. Cũng vì chủ quan cứ nghĩ khối u đã cắt bỏ là bệnh đã khỏi nên chị L. không lo lắng nhiều.

Đầu năm 2020, trong một lần đi lại ở nhà, chị không may bị một vật nặng va đập vào vùng ngực đó. Sau đó, vùng ngực tấy đỏ, sưng lên, nhưng không đau. Tuy nhiên, khối u ngày càng lớn và biến dạng.

Ngay khi bệnh nhân nhập viện vào đầu năm 2020, các bác sĩ đã cho chị L. thực hiện các xét nghiệm, chụp cắt lớp vi tính. Kết quả là khối u tái phát chứ không đơn thuần như suy nghĩ do va đập. Khối u phát triển ngày một to lên, kích thước vô cùng lớn đường kính gần 40 cm, vỡ loét, chảy máu, nếu không xử lý sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Nhận định đây là khối u lớn, đã vỡ loét, chảy máu, với những khối u khủng như thế này có hai vấn đề khó khăn chính mà ê-kíp phẫu thuật phải giải quyết, một là có hệ thống các mạch máu phát triển để nuôi khối u, nên khi cắt bỏ u thì nguy cơ mất máu rất lớn. Hai là khối u lớn sẽ phát triển xâm lấn vào cấu trúc, tế bào xung quanh.

Các bác sĩ khoa Ngoại vú đã tiến hành hội chẩn kỹ càng với bác sĩ chuyên khoa Xạ để đưa ra phác đồ tốt nhất vào thời điểm này cho bệnh nhân. Tháng 5-2020, chị L. được tia xạ tiền phẫu và ngày 24-6, các bác sĩ khoa Ngoại vú, Bệnh viện K tiến hành phẫu thuật.

Với sự chuẩn bị kỹ càng, các bác sĩ đã phối hợp chặt chẽ với ê-kíp gây mê hồi sức để đưa ra phương án cầm máu tốt trong mổ. Trước đó, chị L. cũng được chụp cắt lớp để đánh giá kỹ về nguy cơ xâm lấn, từ đó bác sĩ đưa ra phương án tiếp cận phẫu thuật phù hợp nhất.

Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân L. có tổn thương tái phát, vỡ loét lớn, khi cắt toàn bộ khối u đi đã để lại khuyết hổng vô cùng lớn chiếm 1/3 diện tích ngực. Các bác sĩ đã dùng vạt da tại chỗ, xoay và lấp vùng thiếu khuyết cho người bệnh vừa bảo đảm lấy toàn bộ khối u, vừa bảo đảm tính thẩm mỹ hai bên ngực cho chị L. Hiện chị L. đã ăn uống được, giao tiếp tốt.

Sau phẫu thuật các bác sĩ sẽ đánh giá lại toàn trạng bệnh nhân và chăm sóc tích cực sau mổ để giúp người bệnh phục hồi nhanh nhất và đặc biệt là theo dõi vấn đề tái phát và đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo.

ĐẶNG LUÂN

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Bệnh ung thư - 01/10/2024

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Bệnh ung thư - 30/09/2024

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Bệnh ung thư - 09/08/2024

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Bệnh ung thư - 06/08/2024

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bệnh ung thư - 22/07/2024

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới