Tỷ lệ phát hiện ung thư sớm tăng gấp đôi
Giáo sư Trần Văn Thuấn, nguyên Giám đốc Bệnh viện K, cho biết nhờ tăng cường tuyên truyền phòng chống ung thư, tỷ lệ phát hiện sớm từng bước được nâng lên tại Bệnh viện K và các cơ sở phòng chống ung thư.
Theo đánh giá sơ bộ tại Bệnh viện K, tỷ lệ người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh mới ở giai đoạn sớm đã tăng lên 50%, so với trước đây chỉ 20-25%.
"Đây là con số rất ngoạn mục", ông Thuấn nói.
5 năm trở về trước, số bệnh nhân ung thư dạ dày đến bệnh viện để mổ cắt hớt niêm mạc chỉ 2-3 ca mỗi năm. Hiện nay con số lên đến hàng trăm ca.
"Điều này thể hiện người dân ý thức hơn trong việc khám sức khoẻ định kỳ, đi khám kể cả khi chưa có triệu chứng", ông Thuấn nói.
Với ung thư dạ dày, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là yếu tố tiên quyết cho việc điều trị đạt hiệu quả tối đa. Nếu bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, bệnh nhân chỉ cần cắt hớt niêm mạc qua nội soi, không phải mổ mở, bệnh nhân sớm khỏi.
Ông Thuấn nhấn mạnh, phát hiện bệnh sớm hay muộn là yếu tố chính tác động đến tỷ lệ chữa khỏi ung thư cao hay thấp. Khả năng sống thêm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn bệnh, sự đáp ứng điều trị, phối hợp của các phương pháp điều trị... Việc phát hiện càng sớm giúp công tác áp dụng điều trị càng đơn giản, nếu phát hiện bệnh muộn thì phải phối hợp nhiều cách thức.
Ví dụ, với ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện sớm thì chỉ cần khoét chóp là khỏi, với chi phí điều trị đơn giản, rẻ tiền. Nếu muộn hơn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật vừa phải xạ trị, vừa tốn kém vừa phức tạp hơn, khả năng sống thêm của bệnh nhân cũng giảm xuống.
Khi phát hiện bệnh sau giai đoạn 2-3, ước tính tỷ lệ sống thêm sau 5 năm của người bệnh là 60%. Thậm chí nếu muộn hơn, khi ung thư đã di căn, không xạ trị được, không mổ xẻ được, biện pháp cuối cùng là dùng phối hợp nhiều thuốc, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%.
"Nếu có chiến dịch sàng lọc phát hiện ung thư sớm thì thật tuyệt vời cho người dân", thứ trưởng chia sẻ.
Tuy nhiên để làm được việc đó, cần có sự tham gia của cả bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Nếu chỉ một mình ngành y tế, sẽ không làm được bởi chi phí sàng lọc sớm ung thư chưa được bảo hiểm chi trả. Điều này ảnh hưởng đến người dân, đặc biệt người nghèo và ở vùng sâu.
"Hiện Bộ Y tế cùng các ban ngành đang sửa đổi luật khám chữa bệnh, chúng tôi dự kiến đưa khám sàng lọc ung thư được bảo hiểm chi trả vào Luật. Nếu được thông qua, việc sàng lọc sớm các bệnh, trong đó có ung thư sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân", ông Thuấn nói.
Hơn 300.000 người Việt Nam đang phải chiến đấu với ung thư, mỗi năm có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân chết.
Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi.
Chuyên gia khuyến cáo, từ tuổi 40 trở lên ở cả hai giới nam nữ có sự gia tăng tỷ lệ ung thư nên cần tầm soát. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp giúp bệnh nhân có thể khỏi bệnh, sống khỏe mạnh lâu dài.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk