Ung thư gan khó chữa khỏi
Bệnh nhân nam, 49 tuổi, ở Hà Nam, bị đau tức vùng hạ sườn bên phải, ho khan, viêm gan B đã 20 năm, chưa dùng thuốc kháng virus. Bệnh nhân vào Bệnh viện Bạch Mai khám, phát hiện khối u ở gan kích thước 4 x5 cm, tổn thương di căn hai phổi, được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn muộn.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Văn Thái, Phó Giám đốc, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đây là trường hợp bệnh điển hình, yếu tố nguy cơ cao là viêm gan B mạn tính và phát hiện ở giai đoạn muộn nên không còn khả năng phẫu thuật triệt căn hay các phương pháp can thiệp tại chỗ. Bệnh nhân phải thay bằng phương pháp điều trị trúng đích.
Ung thư gan là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới, trên 782.000 người được chẩn đoán mỗi năm. Hệ thống Ghi nhận Ung thư Toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2018 ghi nhận thế giới có khoảng 841.000 ca mắc mới ung thư gan và 781.000 người tử vong vì căn bệnh này. Ung thư gan có tỷ lệ mắc mới cao nhất ở Việt Nam năm 2018 với 25.335 trường hợp, trong đó tỷ lệ tử vong tương đương số người mắc bệnh.
Theo bác sĩ Thái, nguyên nhân gây ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như giới tính, nam ung thư gan nhiều hơn nữ; người bệnh gan mạn tính như xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan B, viêm gan C, béo phì, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc... Môi trường, chế độ ăn uống lạm dụng rượu bia, thuốc lá... cũng là yếu tố nguy cơ.
Ung thư gan ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện vì triệu chứng không rõ ràng, dễ bị bỏ qua. Phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị, tiên lượng khó hơn các bệnh khác. Việc điều trị về cơ bản không thể dứt điểm, kể cả hóa trị hay phẫu thuật cũng chỉ hy vọng có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.
Giai đoạn sớm ung thư có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển như chán ăn, đau, nặng tức vùng hạ sườn phải, chướng bụng, vàng da, củng mạc mắt vàng... Trong giai đoạn muộn, các triệu chứng trên rõ ràng hơn, kèm thêm sụt cân không rõ nguyên nhân, vàng da, củng mạc mắt vàng, đi ngoài phân trắng/bạc màu...
Hiện, điều trị ung thư gan là điều trị đa mô thức, phụ thuộc vào mức độ lan rộng của tổn thương và tình trạng xơ gan. Các phương pháp gồm phẫu thuật, ghép gan, phá hủy u tại chỗ, nút hóa chất động mạch gan, xạ trị trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng xạ Y-90, điều trị đích, miễn dịch, hóa trị...
Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ, siêu âm gan 6 tháng một lần, xét nghiệm máu, đặc biệt khi có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C... Tiêm vaccine phòng viêm gan B, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan.
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, mức độ tiến triển, tình trạng sức khỏe và khả năng dung nạp của cơ thể. Cách tốt nhất để kéo dài thời gian sống là tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, chăm sóc về thể chất, tinh thần thật tốt.
Thùy An
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk