Vợ bị ung thư vú sau cái chết của chồng, bác sĩ tiết lộ nguyên nhân gây bệnh khiến ai cũng bất ngờ

Người chồng qua đời vì ung thư não, người vợ mới đây cũng bị phát hiện ung thư vú, điều khiến bác sĩ ngạc nhiên hơn nữa là nguyên nhân gây ra bệnh.

Có câu “bệnh từ tâm mà ra”, câu này không phải là không có cơ sở, bởi nhiều chuyên gia y tế chỉ ra rằng cảm xúc và tâm lý có liên quan rất lớn đến bệnh tật.

Quyền Gia Lợi là một phóng viên nổi tiếng ở Trung Quốc, cô bỗng nhiên biến mất một thời gian sau đó xuất hiện trở lại trên chương trình “News Digging Wow”. Theo đó, cô tiết lộ nguyên nhân việc biến mất một thời gian là do chồng qua đời vì ung thư não, bản thân cũng được chẩn đoán ung thư vú. Bác sĩ còn nói rằng các tế bào ung thư của cô hình thành có thể là do trầm cảm.

Vì quá buồn bã sau cái chết của chồng, người vợ trầm cảm và bị ung thư vú. (Ảnh minh họa)
Vì quá buồn bã sau cái chết của chồng, người vợ trầm cảm và bị ung thư vú. (Ảnh minh họa)

Vì u xơ nang tuyến vú nên Quyền Gia Lợi thường đi khám sức khỏe thường xuyên. Vào một hôm, cô phát hiện ngực mình có một cục cứng, không đau, tốc độ phát triển nhanh nên nhanh chóng đến bệnh viện. Lúc này, cô được bác sĩ chẩn đoán ung thư vú giai đoạn đầu.

Bác sĩ nói với cô rằng: “90% nguyên nhân hình thành ung thư vú là do cảm xúc”. Việc chứng kiến chồng có khối u trong não, tế bào ung thư đã di căn, chỉ còn sống 3-6 tháng nữa khiến cho Quyền Gia Lợi rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, ngày nào cô cũng chìm đắm trong nỗi buồn day dứt. Kết quả là cô không thể trút bỏ được cảm xúc tiêu cực trong người cho tới khi phát hiện ra mình bị bệnh.

Tại sao cảm xúc lại có mối liên quan mật thiết tới bệnh tật?

Trong Y học Cổ truyền Trung Quốc, người ta tin rằng bệnh tật liên quan tới cảm xúc trái tim nhiều. Trong những nghiên cứu của Y học phương Tây đã phát hiện ra bệnh tật và cảm xúc có mối liên quan ở một mức độ nhất định.

Lausanne Kasem, một bác sĩ nghiên cứu tại Đại học Y Harvard, đồng thời là tác giả của một cuốn sách chia sẻ mối quan hệ giữa bệnh tật, cảm xúc, tâm lý: “Tại một số bệnh viện lớn, trong phòng chờ các khoa khác nhau, tôi nhận thấy bệnh nhân thường có tính cách giống nhau. Những người hay nổi nóng, tim mạch thường không tốt, nếu phát sinh tình huống bất ngờ hoặc không mong muốn, huyết áp của họ tăng vọt ngay lập tức”.

Riêng về ung thư vú, bác sĩ Lausanne cho hay ông cũng nhận thấy những bệnh nhân thường có một đặc điểm chung là: “Trong lòng tôi có một người không thể nào tha thứ được”.

Theo bác sĩ Lausanne, đối với việc điều trị cho những bệnh nhân ung thư vú, ngoài việc thay đổi những thói quen sinh hoạt xấu, việc giải phóng cảm xúc trong tim cũng rất quan trọng. Việc bình tĩnh, tránh bực bội, buồn bã là điều cực kỳ cần thiết cho bệnh nhân.

Bác sĩ Lausanne đã chia sẻ trên Facebook rằng mọi người nên dành ra 5 phút, 10 phút hoặc nửa giờ mỗi ngày để tĩnh tâm. Sự tức giận, oán giận, hờn dỗi, sợ hãi, buồn bã, lo lắng được tích lũy thông thường sẽ làm cho quá trình lưu thông khí huyết trở nên hỗn loạn. Khi ngồi thiền, hầu hết các cơ trên cơ thể sẽ ở trạng thái thoải mái và thư giãn, nhịp thở sâu và dài hơn, có lợi cho máu vận chuyển đến từng ngóc ngách nhỏ trên cơ thể.

Khi ngồi thiền, bạn cũng có thể nghĩ đến những vị thần mà bản thân tin tưởng. Nếu không có, bạn cũng nên tưởng tượng đến khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điều này có rất nhiều lợi ích, bởi nó có thể cải thiện các dây thần kinh tự chủ, giải phóng sự căng thẳng, cải thiện khả năng miễn dịch, phòng ngừa nhiều bệnh khác nhau.

Y học Trung Quốc cũng nhận định rằng cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng gây ra ung thư vú, chiếm tới 40% nguyên nhân. Khi một người tức giận, phiền muộn, sẽ khiến khí huyết lưu thông đảo lộn, gây tổn thương cho các dây thần kinh, về lâu dài sẽ tích tụ dần gây ra bệnh. Việc suy nhược thần kinh sẽ khiến gan bị tổn thương, từ đó cũng có liên quan tới việc hình thành các khối u.

Trong một số bài báo được đăng tải trên các Tạp chí Y học hiện đại, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra có 40% bệnh nhân bị ung thư vú có các triệu chứng như đau buồn, mệt mỏi, buồn bã, tuyệt vọng. 10-25% trong số đó bị trầm cảm nặng, đặc biệt người có chỉ số cân nặng càng lớn thì nguy cơ ung thư vú càng cao, tăng khoảng 60%.

Để phòng và điều trị bệnh ung thư vú, bạn phải thư giãn và điều chỉnh cảm xúc của mình nhiều nhất có thể. Việc điều tiết ham muốn ăn uống để kiểm soát cân nặng sẽ phòng ngừa được căn bệnh nguy hiểm này.

Phan Hằng (Theo Aboluowang)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Bệnh ung thư - 01/10/2024

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Bệnh ung thư - 30/09/2024

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Bệnh ung thư - 09/08/2024

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Bệnh ung thư - 06/08/2024

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bệnh ung thư - 22/07/2024

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới