Xét nghiệm di truyền phát hiện ung thư
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Oncology ngày 4/11, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y học Cá nhân Mayo Clinic xét nghiệm di truyền hơn 3.000 bệnh nhân ung thư tại Mỹ. Họ phát hiện cứ 8 người bệnh thì một người có đột biến gene liên quan ung thư. Các phương pháp xét nghiệm tiêu chuẩn không thể phát hiện điều này ở một nửa số bệnh nhân.
"Chúng tôi nhận thấy 13,5% bệnh nhân có đột biến gene di truyền gây ung thư", tiến sĩ Niloy Jewel Samadder, bác sĩ tiêu hóa gan mật của Mayo Clinic, cho biết.
Đột biến đôi khi xảy ra trong tế bào, nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 10-25% là đột biến di truyền, có thể khiến gene bị trục trặc, biến tế bào thành ung thư. Ông Samadder cho biết phát hiện mới có thể mở ra cơ hội điều trị ung thư đối với từng bệnh nhân.
Trong hai năm nghiên cứu, Mayo Clinic đã cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm di truyền miễn phí cho hơn 3.000 bệnh nhân, như một phần của chương trình chăm sóc ung thư tiêu chuẩn. Dự án bao gồm tầm soát ung thư vú, ung thư đại tràng, phổi, buồng trứng, ung thư tuyến tụy, bàng quang, tuyến tiền liệt và nội mạc tử cung.
Các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi thấy rằng phương pháp xét nghiệm tiêu chuẩn chỉ có thể xác định 48% bệnh nhân bị đột biến di truyền. "Hơn một nửa số người mắc ung thư do di truyền bị bỏ sót, điều này ảnh hưởng nhiều đến các thành viên trong một gia đình", ông Samadder nói.
"Mọi người đều có nguy cơ phát triển ung thư. Trong hầu hết trường hợp, bệnh được phát hiện một cách tình cờ. Tuy nhiên, ung thư có xu hướng di truyền, chẳng hạn ung thư vú hoặc ruột kết", ông bổ sung.
Sau khi xét nghiệm đột biến gene, một phần ba số bệnh nhân nguy cơ cao đã thay đổi cách điều trị, bao gồm phẫu thuật và hóa trị. "Điều này sẽ không xảy ra nếu các bệnh nhân không được xét nghiệm", ông nói.
Tiến sĩ Robert Nussbaum, giám đốc y tế của công ty thông tin di truyền Invitae, cho biết: "Xét nghiệm di truyền không được sử dụng nhiều trong tầm soát ung thư, cho cả bệnh nhân lẫn gia đình, thường là do hệ thống lỗi thời, hạn chế đối với những người có nguy cơ cao". Theo ông, tất cả bệnh nhân ung thư có quyền xét nghiệm di truyền để được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe.
Bên cạnh đột biến gây ung thư, yếu tố quan trọng không kém là khả năng bệnh nhân chia sẻ những mã gene này với người thân. Tìm hiểu về điều đó cho phép các thành viên trong gia đình tầm soát và điều trị sớm.
"Chúng tôi nhắm vào chiến lược phòng ngừa cho người có nguy cơ cao, hy vọng có thể đẩy lùi hoàn toàn căn bệnh cho các thế hệ tương lai", ông Samadder nói.
Thục Linh (Theo SCMP)
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk