10 việc không nên làm trước khi đi khám bác sĩ

Độ chính xác của các kết quả xét nghiệm y tế phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của bệnh nhân trước khi kiểm tra.

1. Không sơn móng tay trước khi khám da liễu

Keyword đầu tiên có dấu

Bác sĩ chuyên khoa da liễu chữa hơn 3.000 bệnh khác nhau. Khi kiểm tra tổng thể, bác sĩ khám không chỉ da mà còn cả móng tay của bạn. Nhiều loại nấm thường xuất hiện ở móng tay. Bởi vậy, việc giữ móng tay tự nhiên rất quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác.

2. Không uống rượu bia trước khi kiểm tra cholesterol

Keyword đầu tiên có dấu

Mặc dù đồ uống có cồn không chứa cholesterol, nhưng chứa rất nhiều đường cũng như carbohydrat, có thể khiến lượng cholesterol tăng đột biến. Điều này khiến bác sĩ có thể nhận được kết quả không chính xác.

3. Đừng để cơ thể quá khát trước khi xét nghiệm nước tiểu

Keyword đầu tiên có dấu

Nước tiểu chứa 99% nước và 1% axít, amoniac, hóc-môn, các tế bào máu chết, protein và các chất khác. Nếu bạn cung cấp 100 ml nước tiểu, chỉ khoảng 1m phù hợp để phân tích. Bởi vậy bạn nên uống nhiều nước vài giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm.

4. Không sử dụng chất khử mùi trước khi chụp X-quang tuyến vú

Keyword đầu tiên có dấu

Các bác sĩ cấm sử dụng chất khử mùi bước khi chụp X-quang tuyến vú vì nó chứa một số chất kim loại. Trong quá trình chụp, chúng có thể bị nhầm lẫn với sự vôi hóa, dấu hiệu của bệnh ung thư. Kết quả chụp không chỉ bị sai, mà còn khiến bạn lo lắng.

5. Không ăn thực phẩm đỏ khi nội soi đại tràng

Keyword đầu tiên có dấu

Thực phẩm đỏ tự nhiên có thể nhuộm màu ruột và ảnh hưởng tới kết quả khám. Những loại thực phẩm bạn nên tránh ít nhất 1 tuần trước nội soi đại tràng là củ cải đường, việt quất, kẹo đỏ, cam thảo đỏ và cà chua.

6. Không ăn mặn trước khi kiểm tra huyết áp

Keyword đầu tiên có dấu

Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi người không nên tiêu thụ quá 2,3 mg muối/ngày. Thói quen ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, nên bạn không nên sử dụng đồ ăn nhanh, các loại hạt, đỗ và các sản phẩm chứa nhiều muối khác trước khi kiểm tra huyết áp.

7. Không uống thuốc trước khi kiểm tra máu

Keyword đầu tiên có dấu

Vài ngày trước khi kiểm tra máu, bạn nên ngừng uống thuốc để tránh làm sai lệch kết quả bởi những yếu tố bên ngoài cơ thể. Đối với những loại thuốc uống hằng ngày, bạn nên uống chúng sau khi lấy mẫu máu.

8. Không thay đổi thói quen hằng ngày

Keyword đầu tiên có dấu

Cơ thể của chúng ta là một hệ thống ổn định, đòi hỏi một lượng thời gian nhất định để thích ứng với những chế độ mới. Ví dụ, những người di chuyển xa cần mất 2 ngày để làm quen với sự thay đổi múi giờ. Khi bạn đi ngủ muộn hơn 1 giờ so với bình thường, cơ thể sẽ bị căng thẳng.

9. Không sử dụng chất bôi trơn trước khi khám phụ khoa

Keyword đầu tiên có dấu

Phết tế bào cổ tử cung là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất để chuẩn kiểm tra sức khỏe phụ khoa. Bộ phận này rất nhạy cảm và dễ kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài, nên bạn tránh sử dụng kem bôi trơn, nút bông, kem tránh thai,… 48 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm.

10. Không sử dụng máy tính trước khi khám mắt

Keyword đầu tiên có dấu

Việc mắt phải hoạt động liên tục có thể ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra thị lực. Do vậy để có kết quả kiểm tra thị lực chính xác nhất, bạn nên để mắt nghỉ ngơi vài giờ trước khi đi khám.

Huy Phong (Theo Brightside)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới