5 yếu tố hàng đầu gây đột quỵ ở người trẻ
Chia sẻ với trang Ettoday Đài Loan, bác sĩ Lý Nghĩa Huy, Trưởng khoa Thần Kinh tại Bệnh viện đa khoa Đài Bắc đã chỉ ra 5 yếu tố nguy cơ có thể gây ra đột quỵ ở người trẻ (những người dưới 55 tuổi).
1. Huyết áp cao
"Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu và phổ biến nhất đối với người trẻ bị đột quỵ", bác sĩ Lý cho biết. Nguyên nhân được cho là những người này thường thức khuya chơi game hoặc làm thêm giờ, nhất là trong ngành công nghệ. Chức năng thần kinh tự chủ và huyết áp của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2. Lóc tách động mạch chủ
Những người trẻ tuổi có khả năng cao bị lóc tách động mạch. Những bức tường bên trong mạch máu của người trẻ giống như một ống nước mới, rất trơn tru, không giống như người già thường có nhiều mảng bám.
Động mạch chủ là mạch máu chính dẫn máu từ tim đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Thành động mạch chủ gồm có 3 lớp, lớp đầu là nội mạc, lớp giữa là trung mạc, lớp cuối là ngoại mạc. 3 lớp này kết hợp với nhau thì thành động mạch chủ sẽ dẻo dai, chịu được áp lực máu cao. Thế nhưng, vì một nguyên nhân nào đó mà lớp nội mạc bên ngoài bị lóc tách ra, một khoang giả hình thành, máu đổ vào khoang này, chèn ép lên các mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu bình thường và có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
3. Thuốc ảnh hưởng đến bài tiết estrogen
Estrogen cũng có tác dụng bảo vệ tim mạch nhưng nếu nồng độ của nó cao thì sẽ ảnh hưởng tới việc đông máu. Vì vậy, việc sử dụng thuốc tránh thai lâu dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
4. Một số căn bệnh cụ thể
"Đột quỵ có thể xảy ra đối với những người đang mắc một số bệnh tự miễn, ung thư, tim bẩm sinh... Các bệnh như nổi ban đỏ cũng khiến cho mạch máu bị viêm, dễ gây ra đột quỵ", bác sĩ Lý nói thêm.
Một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư tuyến đặc biệt dễ làm máu đặc lại, hình thành nên các cục máu đông. Các bệnh về cấu trúc tim bất thường như hình bầu dục không hoàn chỉnh và khuyết tật thông liên thất, có thể làm tăng đột quỵ do máu đông.
5. Đột quỵ di truyền
Trong đột quỵ di truyền, phổ biến nhất là một bệnh gọi Cadasil. Đây là một căn bệnh mạch máu não. Nó gây ra nhồi máu não dưới màng cứng và tổn thương não chất trắng.
Bác sĩ Lý chỉ ra: "Cadasil được điều khiển bởi một gen có tên là NOTCH3 trên nhiễm sắc thể 19, một bệnh mạch máu não di truyền hiếm gặp, chiếm 1% trong tất cả các nguyên nhân gây ra đột quỵ ở người trẻ. Nếu tiền sử gia đình có người bị đột quỵ, nên thực hiện tư vấn di truyền cần thiết".
Phòng ngừa đột quỵ nên diễn ra như thế nào?
Những người có tiền sử gia đình cũng cần bảo vệ các mạch máu từ khi còn nhỏ, thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục lành mạnh. Nhưng bác sĩ Lý cũng nói rằng có thể ngăn ngừa đột quỵ trẻ, miễn là 2 điều sau đây được thực hiện:
- Đo huyết áp thường xuyên
"Ngoài tuổi tác, giới tính và di truyền học, chiều cao và cân nặng là những yếu tố có thể kiểm soát được. Nếu kiểm soát tốt có thể làm giảm nguy cơ. Dù bạn còn trẻ như thế nào, một khi bị huyết áp, lượng đường trong máu và mỡ máu cao thì nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên", bác sĩ Lý nói.
- Chú ý tới một số dấu hiệu như méo mặt, tay chân mềm nhũn
Một số triệu chứng có thể xảy ra trước khi đột quỵ là khuôn mặt bị méo hoặc lệch, diễn tả ngôn ngữ khó, tay chân bủn rủn yếu ớt. Ngoài ra, đau đầu không rõ nguyên nhân cũng là tiền thân của đột quỵ.
"Trên thực tế, đau đầu đột quỵ là do bóc tách động mạch. Cơn đau này không giống như đau nửa đầu, nó sẽ nghiêm trọng hơn", bác sĩ Lý cho biết thêm.
Ngoài ra, bác sĩ Lý cũng nhắc nhở rằng nếu bị tê miệng, tê tay hoặc chóng mặt ở người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp thì nên đi điều trị y tế ngay lập tức.
Phan Hằng (Theo Ettoday)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?