Ăn chay không chữa được ung thư
Thực tế hàng chục năm làm công tác chuyên môn, các chuyên gia hàng đầu đều chưa ghi nhận người bệnh nào khỏi bệnh ung thư chỉ bằng chế độ thực dưỡng, mà chỉ có người chết vì suy kiệt sức khỏe trước khi chết về ung thư. Do vậy, lựa chọn chế độ ăn nào đó và coi là phương pháp điều trị ung thư là chưa đủ cơ sở khoa học. Quan điểm "bỏ đói tế bào ung thư là nhận thức không đúng.
Các chuyên gia đều khẳng định, mọi việc cần dựa trên thực chứng và được kiểm chứng rõ ràng. Trong y học hiện đại, dinh dưỡng lâm sàng được coi là một phương pháp điều trị phối hợp cùng với thuốc và các phương pháp điều trị khác. Mỗi người cần có một cơ thể khỏe mạnh, thì mới tạo ra hệ thống miễn dịch tốt để có các tế bào miễn dịch khỏe đủ khả năng phát hiện, ức chế, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh - trong đó có tế bào ung thư. Ðáng chú ý, bản thân tế bào ung thư cũng cần dinh dưỡng và chúng sẽ lấy dinh dưỡng từ chính người bệnh. Nếu người mắc ung thư không được cung cấp đủ năng lượng, sẽ gầy sút, suy kiệt, không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh cũng như không đáp ứng được các phương pháp điều trị đặc hiệu (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị...).
Hiện, các phương pháp điều trị chính đối với bệnh ung thư là hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, điều trị đích… gần đây có thêm một phương pháp mới là điều trị miễn dịch. Nhưng để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thì cần một cơ thể đủ khỏe. Như vậy người bệnh cần một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, đủ chất… Bên cạnh việc dùng thuốc và các phương pháp điều trị đặc hiệu thì dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong liệu trình điều trị bệnh nói chung và đối với người bệnh ung thư nói riêng. Cần coi ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, khoa học là một phần không thể thiếu trong việc phòng và chống ung thư.
Trước những luồng dư luận nhiều chiều về điều trị bệnh ung thư thì mỗi người cần tìm hiểu và tham khảo các nguồn thông tin, tài liệu chính thống từ các bác sĩ chuyên khoa và các cơ sở y tế có uy tín. Ðiều trị ung thư là vấn đề rất lớn, rất phức tạp và đòi hỏi chuyên môn sâu, kết hợp đa mô thức, đa chuyên khoa mới có thể hiệu quả... Không nên dễ dàng, cả tin mà tốn kém tiền bạc, thời gian, đánh mất cơ hội điều trị ngay từ giai đoạn vàng.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?