Ba ngày cách ly ở Trúc Bạch của bác sĩ trẻ
Bác sĩ Dương Minh Tuấn chia sẻ, anh đang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai nhưng trong thời gian đi tình nguyện 3 năm tại Bệnh viện huyện Minh Hóa, Quảng Bình, anh tranh thủ về thăm mẹ nhân ngày mùng 8/3.
Sáng 6/3, Tuấn về đến nhà thì đến tối là thời điểm khu vực gia đình phải cách ly vì sống gần với gia đình bệnh nhân số 17 cách 4 ngôi nhà. Khi về nhà, mẹ của anh đi công tác không có nhà, một mình bác sĩ Tuấn tự cách ly tại nhà.
Khi công an vào thông báo cách ly, bác sĩ Tuấn và gia đình cũng hơi bất ngờ và thoáng trách cô hàng xóm mang bệnh mà giấu nhưng rồi lại cảm thấy thương bệnh nhân vì không ai muốn mình mang bệnh.
Ngày đầu cách ly, mọi thứ cũng không quá khó, thông tin trên mạng thì quá nhiều tin tức nếu không bình tĩnh sẽ rất hoang mang. Ngày thứ 2, bác sĩ Tuấn bất ngờ nhận được rau, cá, thịt của chính quyền tiếp tế.
Trong thời gian cách ly, những người phải cách ly được khuyến cáo có thể đi lại quanh khu phố để đỡ nhàn chán nhưng bác sĩ Tuấn cho biết anh chỉ ở trong nhà.
Bước sang ngày thứ 3, bác sĩ Tuấn lên lịch đầu tiên là dọn dẹp nhà cửa. Việc này vừa đốt mỡ lại vừa vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh.
Lau chùi vệ sinh sàn nhà cũng như bề mặt các vật dụng hay sờ mó tới, nếu lau được với nước Javen (cho sàn) hoặc cồn (cho đồ) thì càng tốt. Cốc chén bát đũa thường xuyên được tráng với nước ấm trước và sau khi sử dụng.
Là người làm trong ngành y, bác sĩ Tuấn cho biết tốt nhất là nên bỏ rác thải sinh hoạt sau khi sử dụng cho vào túi, dùng găng tay dùng 1 lần để gói túi rác lại. Khi mang rác ra ngoài thì nhớ đeo thêm khẩu trang rồi sau đó thì bỏ cả khẩu trang và găng đi luôn. Chính quyền địa phương sẽ phát riêng cho mỗi nhà 1 loại túi chuyên dụng để đựng những đồ dễ lây nhiễm như găng hay khẩu trang này. Nên mở cửa phòng ốc thông thoáng, hạn chế dùng điều hòa.
Ngoài ra, việc bảo vệ chính mình cũng rất quan trọng. Bác sĩ Tuấn cũng khuyến cáo mỗi ngày tắm nước ấm một lần, rửa tay trước, trong và sau khi nấu ăn; trước khi ăn; sau khi tháo khẩu trang; sau khi đi vệ sinh; sau khi ho, hắt hơi; sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải động vật, súc miệng với nước muối ấm ít nhất 2 lần/ngày.
Ăn chín, uống sôi, ăn đồ ăn đảm bảo chất lượng vệ sinh. Tập thể dục trong nhà để tăng cường sức khỏe, giảm béo. Tự theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình, nếu có biểu hiện bất thường như: ho nhiều, sốt, khạc đờm nhiều, mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở,... thì báo ngay với cơ quan chức năng để có các biện pháp theo dõi và cách ly tiếp theo.
Cập nhật tình hình dịch và các cách phòng dịch cụ thể trên trang web chính thống về dịch bệnh.
Bác sĩ Tuấn cho biết mình là bác sĩ nên việc phòng bệnh thì không đáng lo và mọi người không nên quá hoang mang. Hiện tại, Tuấn tự xác định mình là đối tượng F2 cách ly tại nhà, tự theo dõi sức khỏe.
Hàng ngày, Tuấn cho biết chính quyền vẫn gửi nhu yếu phẩm vào. Ngày hôm nay, Tuấn nhận được vitamine C sủi và cam, nước muối sinh lý. Điều này cho thấy chính quyền cực kỳ quan tâm tới cuộc sống của người dân.
Khánh Chi
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?