Bác sĩ cấp cứu: 'Tim ta thắt lại'

PHÁP - Bác sĩ trưởng Brisaud đi qua phòng bệnh trống trơn, nơi một bệnh nhân mới qua đời, vượt qua phút giây xúc động rồi tiếp tục công việc

Bệnh nhân từng ở phòng số 10 đó qua đời đột ngột sau một tháng chiến đấu với Covid-19 tại khoa cấp cứu, bệnh viện Bichat, Paris.

"Người đàn ông chết lúc 6h12, tối qua", bác sĩ thông báo nhanh với các y tá và sinh viên.

Đối với các nhân viên phòng cấp cứu, việc chứng kiến số người chết tăng vọt trong năm nay là điều đau lòng.

Để đảm bảo công việc hiệu quả, y bác sĩ cố gắng giữ khoảng cách nhất định với bệnh nhân. Một số người chọn thiền, hoặc nói chuyện để giải tỏa căng thẳng. Những người khác chăm sóc cơ thể bệnh nhân đã tử vong như một phần việc phải làm. Họ luôn có những bệnh nhân cần theo dõi, và cũng luôn có bệnh nhân sắp ra đi. Họ phải cố giữ cho công việc không bị quá tải.

Điều chỉnh cảm xúc trước những cái chết không dễ dàng. Nếu quá thực tế, y bác sĩ sẽ bị cho là nhẫn tâm. Ngược lại, nếu để tâm quá nhiều vào bệnh nhân, họ sẽ rất đau lòng. Những khi không thể chịu đựng, họ cũng cần giải tỏa với các bác sĩ tư vấn tâm lý.

Vào tháng hai, bệnh viện Bichat tại Paris là nơi đầu tiên ngoài châu Á, báo cáo ca chết vì Covid-19. Melanie Serra, nhân viên y tế tại đây cho biết, rất khó khăn khi vượt qua cảm giác chứng kiến những bệnh nhân lần lượt qua đời chỉ trong vài giờ.

Bệnh nhân Covid-19 trong khu điều trị của Bệnh viện Bichat, Pháp, ngày 1/12. Ảnh: AP
Bệnh nhân Covid-19 trong khu điều trị của Bệnh viện Bichat, Pháp, ngày 1/12. Ảnh: AP

Cái chết của bệnh nhân phòng số 10 là một trong 775 cái chết do Covid-19 tại Pháp vào hôm đó. Giờ đây, phòng số 10 trống rỗng, được khử trùng 2 lần, ga giường được thay mới, các thiết bị theo dõi dấu hiệu sinh tồn với màn hình tối đen.

Đơn giản là bệnh nhân đã chết. Nhưng đối với người trực tiếp chăm sóc, bệnh nhân như chỉ vừa ở đây. Brissaud, cựu nhân viên cứu hỏa, là một trong những người cuối cùng phục vụ bệnh nhân, massage và lau các vết loét do nằm quá lâu. Qua thông tin trên cửa phòng, Brissaud biết bệnh nhân này từ Ai Cập, sống tại Pháp và sắp 64 tuổi vào tháng 12. Những thông tin cá nhân của người bệnh trước đây sẽ không được công khai như vậy.

Brissaud nói: "Những cái chết đến rất nhanh, ngay trước mắt chúng ta làm con tim thắt lại. Nhưng tất cả những gì chúng ta làm được là hiểu rằng mình đã cố gắng hết sức nhưng chúng ta không phải là Chúa Trời".

Các nhân viên y tế và người chăm sóc đều cảm nhận giờ phút cuối cùng của bệnh nhân sắp đến. Nhưng họ vẫn tiếp tục công việc của mình như thể không có gì xảy ra. "Tình trạng ông ấy không tốt lắm", y tá Hyad Boina nói ngay trong buổi sáng cuối cùng của ông. "Nếu gia đình ông gọi vào hỏi thăm tình hình, anh sẽ phải nói "bệnh nhân đang ở lằn ranh giữa sự sống và cái chết".

Có những cái chết khác trong khoa còn khó chấp nhận hơn. Sự ra đi vì virus của một người vừa cấy ghép phổi làm Emmanuelle Busch rất giận. Người khác có cảm giác những gì họ đã làm là vô ích.

Serra, nhân viên 32 tuổi, nói rằng phải nhìn bệnh nhân yếu dần mà bất lực, thật khó khăn. Sự thật này rất đau lòng cho dù bạn đã cố tránh nghĩ nhiều về nó.

Các nhân viên y tế của Bệnh viện Bichat trong cuộc họp giao ban ngày 1/12. Ảnh: AP
Các nhân viên y tế của Bệnh viện Bichat trong cuộc họp giao ban ngày 1/12. Ảnh: AP

"Chúng tôi không cho phép bị ảnh hưởng quá nhiều về những cái chết, nếu không, chúng tôi không thể làm việc. Tất cả sẽ trầm uất", Sera nói. "Với bệnh nhân phòng số 10, vì tình trạng tiến triển xấu nên vài ngày trước, chúng tôi đã tiên lượng được nó sẽ xảy ra. Thật khó khăn nhưng chúng tôi không có chọn lựa nào khác. Đành phải nhủ lòng: "Cuộc đời là như thế". Nhưng cô vẫn mạnh mẽ nói rằng cô sẽ chiến thắng con quái vật virus này.

Cuối cùng, những màn hình thể hiện dấu hiệu sinh tồn báo hiệu bệnh nhân phòng số 10 đã bỏ cuộc. "Tim của ông ấy đột ngột dừng đập. Chúng tôi thấy một đường thẳng dài trên máy, như trong phim", Brissaud cho biết.

Anh đeo khẩu trang, đi vào phòng và tắt các thiết bị máy móc. Sau đó, anh nhường chỗ cho các đồng nghiệp khác như Boina chuẩn bị đưa bệnh nhân đến nhà xác. "Họ đã dành nhiều thời gian để chăm sóc cho bệnh nhân. Giờ họ muốn tắm cho ông ấy lần cuối cùng để ông được ra đi nhẹ nhàng, thanh thản", Brissaud nói.

Ý Nhi (Theo AP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới