Bác sĩ đi châu Phi đón 120 ca nCoV: 'Sẵn sàng tình huống xấu nhất'

Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Trưởng đoàn y tế đón 219 công dân từ Guinea, trong đó có 120 ca nCoV, cho biết sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.

- Cảm xúc của anh khi làm nhiệm vụ đón số người nhiễm nCoV nhiều nhất từ trước đến nay?

Đây là chuyến bay chưa từng có tiền lệ. Sẽ có 219 công dân đi từ Guinea Xích Đạo về, trong đó 120 người đã dương tính với nCoV. Chưa từng có chuyến bay nào vận chuyển số lượng người nhiễm nCoV lớn và có đường bay dài như vậy.

Số lượng người nhiễm cao đặt ra thách thức cho tổ y tế. Tỷ lệ bệnh nhân dương tính rất lớn, chiếm khoảng 50%. Có khoảng 5-7 ca nặng. Không gian máy bay hẹp, nồng độ virus đậm đặc nên nguy cơ lây nhiễm cho phi hành đoàn và tổ y tế rất cao. Vì vậy chúng tôi xác định những người tham gia chuyến này phải là những người rất có kinh nghiệm trong xử trí cấp cứu của bệnh nhân, thao tác kỹ thuật khó. Do đó, chúng tôi, gồm hai bác sĩ, hai điều dưỡng thuộc Khoa Cấp cứu, được "chọn mặt gửi vàng" đi đón công dân.

Chúng tôi vinh dự nhưng cũng cảm thấy rất lo lắng. Chuyến bay này không giống chuyến đi khác, điều kiện chật hẹp hơn, không thông khí, tỷ lệ sử dụng lại không khí trên máy bay là 60%, không giống khi chăm sóc bệnh nhân ở viện có sự thông thoáng khí. Anh em đã xác định nguy cơ mắc bệnh cao, khó tránh khỏi việc nhiễm nCoV, phải chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất này, đồng thời lên các phương án đảm bảo an toàn cho bản thân và người bệnh.

Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Trưởng đoàn y tế đón công dân từ Guinea Xích đạo về. Ảnh: Thanh Huế.
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Trưởng đoàn y tế đón công dân từ Guinea Xích đạo về. Ảnh: Thanh Huế.

Người nhà nói gì khi biết anh tham gia đón công dân về nước và phải đối mặt với rủi ro nhiễm nCoV?

- Gia đình, về cơ bản khi chúng tôi lựa chọn ngành này, họ đã hiểu chúng tôi có rủi ro. Đây không phải lần đầu chúng tôi tiếp xúc với các ca dương tính. Anh em đã tiếp xúc từ Tết rồi, khoa Cấp cứu đón các bệnh nhân Covid-19 đầu tiên.

Khi biết người thân phải đối mặt với rủi ro mắc Covid-19, hiển nhiên gia đình lo lắng. Song, mọi người hiểu tính chất công việc của bác sĩ truyền nhiễm. Chúng tôi vận dụng kinh nghiệm làm việc nhiều năm, vẫn luôn động viên tinh thần của người trong gia đình để họ yên tâm hơn.

Tổ y tế đã chuẩn bị phương án gì để chống lây nhiễm?

- Ngay từ khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi đã lên kế hoạch, lập các phương án, kịch bản, áp dụng kinh nghiệm nhằm tránh tối đa nhân viên y tế nhiễm Covid-19. Ví dụ lắp buồng áp lực dương, chuẩn bị đủ vật tư, thiết bị, thuốc máy móc. Một ngày trước khi bay, chúng tôi rà soát các vật tư, thiết bị một lần nữa.

Vì số lượng người dương tính nhiều, có người bệnh nặng nên chúng tôi mang theo hai máy thở, hai máy khí dung, monitor theo dõi và một số dụng cụ nội khí quản để cấp cứu cho bệnh nhân khi cần. Không gian máy bay rất hẹp, bác sĩ khắc phục bằng cách ở khoang bệnh nhân dương tính đặt hai cáng để thao tác đặt nội khí quản cho bệnh nhân khi xảy ra biến cố.

Ngoài thiết bị phòng hộ thường quy, nhóm bác sĩ sáng tạo thêm thiết bị cá nhân có hai lớp bảo vệ gồm áo bảo hộ màu vàng, khẩu trang N95. Bộ bảo hộ đi kèm màng lọc không khí bên ngoài giúp bác sĩ và điều dưỡng không bị mờ tầm nhìn, chắn giọt bắn và lọc không khí, tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm. Tổ công tác mang theo 6 bộ, sử dụng trong 15 giờ bay.

Dự kiến ban đầu về nước ngày 3/8, sau đó đẩy sớm hơn một tuần. Chúng tôi đã lắp ráp, tập dượt và đẩy tiến độ chuẩn bị lên rất nhanh. Bên cạnh đó, chúng tôi chuẩn bị kịch bản đào tạo tháo lắp và mặc thiết bị phòng hộ cho tiếp viên hàng không vì họ không phải nhân viên y tế, chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi có thể khiến các tình huống xấu xảy đến.

Bác sĩ Hùng trong bộ bảo hộ cá nhân màu vàng do Khoa Cấp cứu sáng tạo. Ảnh: Thanh Huế.
Bác sĩ Hùng trong bộ bảo hộ cá nhân màu vàng do Khoa Cấp cứu sáng tạo. Ảnh: Thanh Huế.

Các bác sĩ và điều dưỡng phân chia công việc thế nào?

Ban đầu, trước khi đón người lên máy bay, chúng tôi sẽ sàng lọc, phân chia bệnh nhân theo mức độ nặng nhẹ. Người mắc bệnh nặng ngồi ở trên để cấp cứu khi cần, người nhẹ hơn ngồi phía sau. Máy bay chia thành 4 khoang, khoang cuối cùng dành cho người dương tính, mắc Covid-19, khoang tiếp theo dành cho người âm tính, sau đó đến nhân viên y tế và tổ bay. Trong chuyến bay có thể phát sinh nhiều tình huống khác và chúng tôi sẽ linh hoạt xử trí.

Trong đó, việc phân luồng bệnh nhân và thực hiện phòng chống lây nhiễm rất quan trọng. Khâu dễ lây nhiễm nhất là khi bệnh nhân ăn khiến virus phát tán rất nhiều. Chúng tôi cố gắng khiến virus lây ít nhất, ví dụ chia ca ra để ăn, không để nhiều bệnh nhân cùng ăn một lúc, ví dụ chỉ có 10 hoặc 20 người cùng ăn, càng ít người tháo khẩu trang càng tốt. Khâu vận chuyển bệnh nhân từ máy bay về nơi cách ly điều trị do Bộ Quốc phòng đảm nhiệm bằng xe chuyên dụng.

- Kế hoạch cá nhân của bác sĩ sau khi hoàn thành nhiệm vụ lần này?

- Trước mắt tôi chưa có kế hoạch gì, cũng chưa cần chuẩn bị gì do quần áo ở bệnh viện đơn giản, thực phẩm đã được bệnh viện lo. Sau khi về, chúng tôi sẽ cách ly 14 ngày theo quy định.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới