Bác sĩ muốn hành nghề sẽ phải thi lấy chứng chỉ

Quyền Bộ Trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng bác sĩ tốt nghiệp các trường cần phải thi chứng chỉ hành nghề, điểm thi sẽ là căn cứ để các bệnh viện tuyển chọn nhân lực.

"Một trong những lĩnh vực được lựa chọn đổi mới đầu tiên là nhân lực ngành y", quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói tại buổi làm việc với Chủ tịch Hội đồng Trường và Hiệu trưởng các trường Đại học Y Dược trực thuộc Bộ Y tế, chiều 10/9. Ông nhấn mạnh không đổi mới nhân lực thì không thể vươn cao, tiến xa được và việc này cần quá trình, không thể ngày một ngày hai.

Ông Long nhấn mạnh trong quá trình thực hiện đổi mới đào tạo nhân lực toàn diện các trường phải xác định là không cạnh tranh với nhau mà cạnh tranh các trường y khoa trên thế giới.

Thực hiện đổi mới đào tạo nhân lực để ngành y tế phát triển ngang bằng các nước trong khu vực và các nước trên thế giới, ngành y tế xác định lấy việc thi cấp chứng chỉ hành nghề là khâu đột phá để nâng cao chất lượng. Trong giai đoạn đầu, có thể ở mức độ khó vừa phải để những giai đoạn sau sẽ siết chặt, độ khó ngang với thi chứng chỉ hành nghề ở các nước tiên tiến.

"Không thể 'mẹ hát con khen hay', bác sĩ tốt nghiệp các trường ra đều được hành nghề như nhau. Về lâu dài, điểm thi cấp chứng chỉ hành nghề sẽ là căn cứ để các bệnh viện tuyển chọn nhân lực", ông Long nói.

Việc cấp chứng chỉ hành nghề có liên quan hội đồng y khoa. Hội đồng này sẽ hình thành toàn bộ hệ thống ngân hàng câu hỏi, đề thi. Mỗi câu hỏi là một kỹ năng thực hành. Quyền Bộ trưởng lưu ý, bên cạnh việc phát triển ngân hàng câu hỏi phải tiến hành song song với xây dựng các tài liệu hướng dẫn đi kèm.

Sinh viên Đại học Y Hà Nội học lâm sàng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Ảnh:Giang Huy
Sinh viên Đại học Y Hà Nội học lâm sàng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Ảnh:Giang Huy

Ông Long chia sẻ, tại các nước như Australia, Mỹ, muốn hành nghề, nhân viên y tế phải thi cấp chứng chỉ, trong khi bằng đại học chỉ là một căn cứ.

"Tới đây chúng tôi sẽ quyết liệt trong công tác thi cấp chứng chỉ hành nghề này. Người nước ngoài muốn được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh tại Việt Nam bắt buộc phải thành thạo tiếng Việt", ông Long khẳng định.

Việc thi cấp chứng chỉ hành nghề này sẽ được thực hiện sớm, không đợi đến năm 2030 mà sẽ được thực hiện khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi có hiệu lực. Dự thảo luật, đang trong quá trình thảo luận, cũng có điều khoản quy định các y bác sĩ phải thi lấy chứng chỉ hành nghề qua một kỳ thi cấp quốc gia về lý thuyết và thực hành.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới