Bác sĩ Trần Đông A: 'Ca mổ tách hai bé rất khả quan'

Theo VnExpress 10:00 15/07/2020 - Blog chuyên gia
TP HCM - Bước ra từ phòng mổ tách cặp song sinh dính liền, bác sĩ Trần Đông A, 79 tuổi, tháo khẩu trang tươi cười thông báo ca mổ khả quan.

"Đến lúc này, mọi thì mổ diễn ra theo như dự tính", bác sĩ Đông A, người chỉ huy nhiều ca mổ tách dính song sinh tại Việt Nam, nói.

"32 năm sau cuộc mổ tách thành công cặp song sinh đầu tiên, ca phẫu thuật hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của nền y tế Việt Nam về tách dính trẻ song sinh dính liền".

Trong ca đại phẫu hôm nay, giáo sư, bác sĩ Trần Đông A là một trong 9 bác sĩ ngoại viện chủ chốt, tham vấn cho kíp mổ. Ông vào phòng mổ ngay từ sáng sớm, túc trực đến chiều, khi tách rời thành công hai cháu, mới ra ngoài. Trông ông khỏe mạnh, sảng khoái, bất chấp tuổi cao.

Bác sĩ Đông A cho biết các thì mổ an toàn, đúng như dự liệu. Ở thì thứ 3, khi đục xương chậu, hai bé mới mất máu và được truyền bù máu ngay. Các êkip tại hai phòng mổ đang tách hai bên khung chậu của mỗi bé, nối thông đường tiết niệu, đường ruột, tiến hành đóng bụng.

Theo bác sĩ Đông A, khó khăn nhất là các bé dính liền vùng bụng chậu với 4 chân, xương mu bị hở, các xương chậu xếp vòng tròn làm đảo lộn vị trí đúng của nội tạng.

Ông nhận định khả năng hồi phục của hai bé sau mổ tách "rất khả quan". Lý do là ca mổ này có nhiều ưu thế, từ trang thiết bị hiện đại đến kỹ thuật tiên tiến, được các bác sĩ thảo luận kỹ từng đường đi nước bước.

"Nếu đóng được xương mu, khép xương chậu tốt, các cơ quan nội tạng sẽ vào đúng vị trí, các cháu sẽ đứng dậy và đi lại được", bác sĩ nói.

Giáo sư, bác sĩ Trần Đông A sau khi ra khỏi phòng phẫu thuật hai bé dính, chiều 15/7 tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: Anh Thư
Giáo sư, bác sĩ Trần Đông A sau khi ra khỏi phòng phẫu thuật hai bé dính, chiều 15/7 tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: Anh Thư

Bác sĩ Đông A tham gia cố vấn chuyên môn cho ca mổ này từ những ngày đầu tiên, tháng 6/2019, khi hai bé vừa lọt lòng mẹ. Ông dự tất cả các cuộc hội chẩn, đưa ra những phương án và dự phòng rủi ro cho từng thì phẫu thuật.

Bác sĩ già chia sẻ: "Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và hào hứng được cứu những sinh mạng bé bỏng".

Năm 1988, giáo sư, bác sĩ Trần Đông A là điều phối, chỉ huy, phẫu thuật viên chính ca mổ tách cặp song sinh trai dính liền Nguyễn Việt - Nguyễn Đức hiếm gặp, thành công vang danh thế giới. Ông được ghi tên vào sách kỷ lục Guinness Thế giới năm 1991.

Năm ấy, bác sĩ Trần Đông A cùng 62 y, bác sĩ mổ cho hai anh em Việt- Đức dính liền bụng chậu hiếm gặp, giống như cặp Trúc Nhi - Diệu Nhi năm nay. Trường hợp dính liền bụng chỉ chiếm 6% trong các ca sơ sinh dính liền. Việt và Đức chào đời với 3 chân, một trong hai người đã bị bại não. Ca mổ tách dính khi đó chưa từng có trong y văn thế giới. 15 giờ mổ đi vào lịch sử, đến nay kỷ lục đó vẫn chưa bị phá vỡ.

Từ đó, bác sĩ Đông A luôn có mặt trong những ca bệnh hiểm nghèo hiếm gặp nhất ở Việt Nam, bao gồm hầu hết các ca tách dính song sinh, ca ghép gan đầu tiên cho trẻ dưới 2 tuổi từ người sống. Giờ đây, ông được chứng kiến thế hệ học trò là bác sĩ Trương Quang Định dẫn dắt một ca đại phẫu phức tạp không kém.

Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc bệnh viện Nhi đồng thành phố, trưởng ê kíp, thao tác trong ca mổ tách Diệu Nhi - Trúc Nhi. Ảnh: Hữu Khoa.
Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc bệnh viện Nhi đồng thành phố, trưởng ê kíp, thao tác trong ca mổ tách Diệu Nhi - Trúc Nhi. Ảnh: Hữu Khoa.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới