Bệnh nhân Covid-19 dương tính trở lại, chuyên gia truyền nhiễm nói gì?
Việt Nam đã có bốn ca bệnh Covid-19 có kết quả xét nghiệm âm tính rồi dương tính lại. Đặc biệt, bệnh nhân 22, 60 tuổi, quốc tịch Anh được điều trị tại Đà Nẵng từ ngày 8 đến 27-3 đã khỏi bệnh, được ra viện. Sau điều trị xét nghiệm ba lần âm tính, bệnh nhân được tiếp tục cách ly ở nhà 14 ngày tại Đà Nẵng. Đến ngày 11-4, người này đến TP Hồ Chí Minh để xuất cảnh đi Anh, nghỉ đêm tại khách sạn trên đường Hồng Hà (quận Tân Bình), sau đó có kết quả dương tính. Hiện tại bệnh nhân đã về Anh.
Phân tích về ca bệnh dương tính trở lại sau khi được điều trị khỏi, BS Trương Hữu Khanh cho biết, trường hợp này có thể là người lành mang trùng. “Người bị nhiễm virus khi hết bệnh, đa số thành người bình thường, không còn khả năng phát tán virus. Một số nhỏ có thể chuyển sang người lành mang trùng, không triệu chứng nhưng mang virus trong người”, BS Khanh cho hay.
Phân tích thế nào gọi là tái nhiễm, BS Khanh nhấn mạnh, tái nhiễm là khi người bệnh xuất hiện trở lại các triệu chứng đau họng, sốt, ho. Trường hợp người bệnh được lấy dịch phết họng và tìm thấy virus có nghĩa là họ từ người hết bệnh chuyển qua người lành mang trùng. Trường hợp này trong y văn có ghi nhận, nghĩa là sau khi hết bệnh, họ chưa đẩy hết virus ra ngoài và trở thành người mang trùng. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy virus đang thích nghi với chúng ta.
Người lành mang trùng thường không có triệu chứng hoặc đã hết triệu chứng nhưng vẫn còn chứa virus trong mũi, họng.
Về mức độ phát tán của virus ra ngoài, chuyên gia này nhận định cần phải có thời gian nghiên cứu thêm nhưng khả năng lây nhiễm cho người khác là có. Các triệu chứng càng rõ ràng, việc lây nhiễm càng nhiều hơn.
Tuy nhiên, BS Khanh cũng khẳng định, việc âm tính hay dương tính còn phụ thuộc vào lúc lấy mẫu xét nghiệm, xem lúc lấy mẫu có bị can thiệp gì không như có súc họng hay không, súc bằng các dung dịch kháng khuẩn hay không thì việc lấy mẫu sẽ không đạt chuẩn 100%.
"Tôi cho rằng, dù có dương tính trở lại hay không thì chúng ta cũng không thay đổi phương pháp phòng ngừa tối ưu hiện nay là tránh tập trung, hạn chế tiếp xúc, mang khẩu trang và màng che giọt bắn. Chúng ta cần có thời gian quản lý với người sau khi điều trị cần cách ly thêm 14 ngày. Nếu làm đúng thì hiện tượng đó không ảnh hưởng gì tới công việc hiện nay", BS Khanh nhấn mạnh.
ĐẶNG LUÂN
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?