“Bỏ đói” tế bào ung thư là quan niệm sai lầm
Nhiều bệnh nhân ung thư hiện nay lựa chọn phương pháp thực dưỡng theo chế độ “bỏ đói tế bào ung thư”, tu luyện theo một pháp môn nào đó để điều trị ung thư theo cách truyền miệng hoặc tham khảo thông tin trên mạng. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm làm lâm sàng của mình, GS, TS Mai Trọng Khoa khẳng định, ông chưa ghi nhận trường hợp nào chữa khỏi bệnh ung thư chỉ bằng chế độ thực dưỡng.
“Nhiều người bỏ phác đồ điều trị bác sĩ kê, khi quay trở lại bệnh viện thì đã bị suy kiệt nặng. Nhiều bệnh nhân lúc phát hiện mới ở giai đoạn rất sớm có nhiều cơ hội điều trị thì giờ đã vào giai đoạn 3, giai đoạn 4, thậm chí giai đoạn cuối trên một thân thể suy kiệt”, BS Khoa cho hay.
Có không ít bệnh nhân gặp tình trạng này nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Lúc này, thay vì áp dụng phác đồ điều trị, thì các bác sĩ lại phải chống suy kiệt bằng việc truyền đạm, đường, các chất dinh dưỡng… để nâng cao thể trạng nhưng cũng có nhiều người phải từ bỏ cuộc sống sớm vì bị suy kiệt nặng.
Vì thế, GS Mai Trọng Khoa cho biết, trong y học hiện đại, dinh dưỡng lâm sàng được coi là một phương pháp điều trị phối hợp cùng với thuốc và các phương pháp điều trị khác. Quan điểm “bỏ đói tế bào ung thư” để dẫn đến người bệnh bị suy kiệt là nhận thức không đúng. Thực tế, ai cũng cần có một cơ thể khỏe mạnh, thì mới tạo ra hệ thống miễn dịch tốt, đủ khả năng phát hiện, ức chế, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh - trong đó có tế bào ung thư.
“Bản thân tế bào ung thư cũng cần dinh dưỡng và chúng sẽ lấy dinh dưỡng từ chính người bệnh. Nếu người mắc ung thư không được cung cấp đủ năng lượng, người bệnh sẽ gầy sút, suy kiệt, không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được với các phương pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…. Vì vậy, người bệnh và gia đình người bệnh không nên cả tin, tốn kém tiền bạc, thời gian để rồi đánh mất cơ hội điều trị chính thống ngay từ giai đoạn vàng”, BS Khoa nhấn mạnh.
Bên cạnh các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, điều trị nội tiết, điều trị đích, gần đây có thêm một phương pháp mới là điều trị miễn dịch. Nếu trước kia chúng ta tác động và tiêu diệt trực tiếp các tế bào ác tính bằng phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, điều trị đích… thì bây giờ, bằng phương pháp điều trị miễn dịch tức là giúp các tế bào miễn dịch của hệ thống miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào khối u. Đây là phương pháp điều trị gián tiếp.
Để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thì cần một cơ thể đủ khỏe. Muốn vậy người bệnh cần một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học đủ chất… Bên cạnh việc dùng thuốc và các phương pháp điều trị đặc hiệu, dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong liệu trình điều trị bệnh nói chung và đặc biệt đối với người bệnh ung thư.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?