BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: "Dự phòng tốt, nên áp lực điều trị không căng thẳng"

09:07 21/02/2020 - Blog chuyên gia
"Hiện nay, công việc dự phòng đang làm rất tốt, số ca mắc Covid-19 ít, vì vậy bảo đảm điều trị tối đa ở mức tốt nhất. Nếu để bùng phát, bệnh nhân lên con số hàng nghìn, chắc chắn chúng tôi sẽ kiệt sức, lúc ấy chắc không thể tốt như bây giờ được", BS Nguyễn Trung Cấp chia sẻ.

null

“Mình không cùng cách ly, sao anh em yên tâm điều trị”

Là Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BS Nguyễn Trung Cấp hiểu mình sẽ phải đứng ở tuyến đầu chống dịch. Đứng trước tâm lý lo ngại có thể bị lây bệnh của các thầy thuốc, anh tự nhủ mình “Nếu mình không ở lại khu cách ly, làm sao các bác sĩ khác yên tâm điều trị”. Mùng 6 Tết, khi có ca mắc Covid-19 đầu tiên nhập viện, BS Nguyễn Trung Cấp quyết định cùng các đồng đội, cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh, cùng chiến đấu vì sức khỏe người bệnh.

Dù không thuộc diện phải cách ly, nhưng bác sĩ Nguyễn Trung Cấp và một bác sĩ Phó khoa quyết định ở lại để bảo đảm hạn chế tối đa người tham gia những kỹ thuật nguy hiểm. “Nếu bệnh nhân suy hô hấp, cần phải can thiệp như đặt nội khí quản. Khi đó, bác sĩ phải tiếp xúc gần với bệnh nhân nhất, có khả năng bị lây nhiễm bệnh cao nhất. Tôi và bác sĩ Phó khoa nhận nhiệm vụ này, đề phòng những diễn biến xấu về mặt sức khỏe của bệnh nhân. Đó là chiến lược bảo vệ an toàn cho nhân viên, cho cộng đồng và hạn chế thấp nhất số thiệt hại về ngày giường nằm bệnh và nhân mạng nếu có”, BS Cấp nói. - "Khi Trung Quốc có thông báo về dịch viêm phổi do virus corona xuất phát từ Vũ Hán, các bác sĩ phải tìm hiểu các kênh thông tin. Rất may, thông tin từ các nguồn cả phía Trung Quốc, WHO và Mỹ cũng đều khá cập nhật. Từ hiểu biết về virus corona chủng mới, chúng tôi đã xây dựng chiến lược điều trị nó".

Ngay sáng mùng 1 Tết, anh đã có bài viết khai xuân về virus này. Ngày mùng 2 Tết, anh đã có bài giảng đầu tiên để chia sẻ cho các tuyến dưới về một loại bệnh truyền nhiễm mới vẫn còn lạ lẫm với cả thế giới. Thông qua những bước ấy, các bác sĩ chuẩn bị sẵn sàng về mặt tinh thần đối diện với việc dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Cả bệnh viện hối hả chuẩn bị về hạ tầng, cơ sở vật chất, con người, thực hành đào tạo, hỗ trợ tuyến dưới, chuẩn bị cho các kịch bản quá tải bệnh nhân, chuẩn bị sẵn chỗ ăn ở cho người cách ly, cho nhân viên y tế.

Dịch đến vào đúng thời điểm Tết nguyên đán, sự phối hợp có lúc bị đứt quãng. Căng thẳng đã đến với các bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong một số ngày đầu tiên.

“Những ngày đầu, mọi thứ đều không đủ. Chúng tôi phải xoay xở, vay mượn khắp nơi. Tối ngày mùng 3 Tết, cả khoa chỉ còn 20 cái khẩu trang N95, chỉ còn đủ dùng cho một ngày. Các công ty nghỉ, kho không có người mở. Lúc ấy, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương hỗ trợ 30 cái, đủ để trang bị cho cán bộ y tế trong hai ngày. Rất may sau đó người giữ kho mới đến. Tối mùng 4 Tết, chúng tôi mới nhận được vài trăm cái khẩu trang”.

“Không được phép ốm”, là điều được đặt lên trên hết. Điều này anh cũng dặn dò các bác sĩ trực tiếp điều trị cho người bệnh. Bệnh viện bố trí ba vòng chăm sóc người bệnh. Vòng trong cùng là người trực tiếp tiếp xúc với người bệnh tại buồng cách ly; một vòng đưa đồ dùng, phục vụ các bữa ăn cho người bệnh và vòng ngoài làm hậu cần. Các điều dưỡng chia bốn tua trực, mỗi tua có ba người và có một người được phân công chăm sóc ở vòng trong cùng cho người bệnh.

 

Thật may, bệnh nhân rất tuân thủ điều trị và phối hợp tốt với các y, bác sĩ. Hằng ngày, các bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc vòng trong cùng sẽ gặp gỡ bệnh nhân, trao đổi về tình trạng bệnh, giúp họ hiểu hơn về sự tiến triển trong sức khỏe cũng như động viên tinh thần người bệnh.

null

BS Nguyễn Trung Cấp chia sẻ về những ngày trực dịch Covid-19 tại bệnh viện.

Dự phòng tốt nên điều trị bớt căng thẳng

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị quyết liệt nhất và đáp ứng nhanh chóng nhất với dịch Covid-19, nhờ đó Việt Nam đã có được những tín hiệu vui trong việc phòng chống dịch. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, năm trường hợp mắc Covid-19 đều có triệu chứng nhẹ. Hai bệnh nhân viêm phổi nhẹ được phối hợp điều trị kháng sinh.

BS Cấp cho biết, trong chống dịch, điều trị là công tác cuối cùng. Quan trọng nhất là dừng để dịch vào Việt Nam và nếu vào Việt Nam, thì dự phòng có nhiệm vụ đừng để lan ra quá rộng, quá nhiều người bị mắc. Đó là hai việc quan trọng. Còn nhiệm vụ của công tác điều trị là cố gắng hết sức giúp bệnh nhân hồi phục, không để họ tử vong.

“Công việc chúng tôi phụ thuộc vào hai việc trước đó. Nếu công tác phòng dịch tốt chúng tôi không cần làm gì cả. Hiện nay, công việc dự phòng đang làm rất tốt, số ca mắc Covid-19 ít, nên bảo đảm điều trị tối đa. Nếu để lây lan bùng phát, bệnh nhân lên con số hàng nghìn, chắc chắn chúng tôi sẽ kiệt sức, chắc không thể tốt được”, BS Cấp chia sẻ.

Anh tâm sự, nếu hệ thống y tế không quá tải thì người có bệnh nền vẫn điều trị tốt. Nhưng nếu quá tải thì dù không có bệnh nền, người có sức khỏe bình thường mắc bệnh vẫn có thể chết. Tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán hiện nay là một bài học minh chứng cho việc, sự quá tải, thiếu hụt trang thiết bị bảo hộ cho các bác sĩ dẫn tới tình trạng dịch lây lan mạnh và con số tử vong cũng đến hàng nghìn người.

Chúng tôi hỏi, “anh có ngại bị lây nhiễm không?”. Anh bộc bạch, bác sĩ là đối tượng dễ bị lây nhiễm, và chẳng có thầy thuốc nào không lo ngại điều đó. Dù về mặt biện pháp bảo vệ ai cũng biết, nhưng nếu ở cường độ vừa phải, mọi người sẽ có thể tuân thủ việc tự bảo vệ bản thân. Nhưng tại Vũ Hán, khi bị quá tải, các bác sĩ kiệt sức vì mệt mỏi sẽ không thể tuân thủ các bước an toàn. “Thật may, chúng tôi không ai bị lây Covid-19”, anh tự hào nói.

Và cũng thật may mắn, Việt Nam chỉ mới có số ít bệnh nhân bị nhiễm, nên công tác điều trị đều đáp ứng được và cho đến bây giờ, các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch đã có thể tạm yên tâm nghỉ ngơi sau những ngày căng thẳng đối mặt với Covid-19.

THIÊN LAM

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới