Cách dự phòng, bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm không khí
Với người hút thuốc lá, nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút. Người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, nhất là các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.
Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần thực hiện các biện pháp dự phòng nêu trên nghiêm ngặt hơn. Hạn chế tối đa đi ra ngoài, nhất là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Trong thời điểm này, nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi, phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
* Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) Hà Nội, sáng sớm 14-12, chất lượng không khí trên địa bàn Thủ đô không thay đổi nhiều. Các điểm quan trắc vẫn ghi nhận chất lượng không khí chủ yếu ở mức “xấu” và “rất xấu”. Như vậy, chất lượng không khí Hà Nội đã chạm ngưỡng “xấu” và “rất xấu” trong bốn ngày liên tiếp, đến trưa và chiều chất lượng không khí cũng không thay đổi nhiều. Sở TN và MT Hà Nội cho rằng, điều kiện thời tiết là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí cho toàn khu vực miền bắc trong giai đoạn này. Với tình hình khí tượng chung như khí áp tăng cao, trời lặng gió, không mưa, nhiệt độ thấp làm cho không khí bị tù hãm, chất ô nhiễm thải ra hằng ngày khó phát tán lên cao và bay ra xa. Điều này làm tăng đột biến các hạt bụi lơ lửng có kích thước bé như PM2.5.
Sở TN và MT Hà Nội tiếp tục khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà, nhóm nhạy cảm (người già, trẻ em và người mắc bệnh hô hấp) không nên ra khỏi nhà; nên trang bị khẩu trang chống bụi PM2.5 đạt chuẩn. Các trường học không cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Không ra ngoài tập thể dục vào buổi sáng sớm và chiều tối... Đồng thời cần hạn chế tối đa các hoạt động gây ô nhiễm không khí như đốt rác, đun nấu bằng bếp than tổ ong; các xe vận chuyển phế thải xây dựng, bùn thải phải bảo đảm che chắn không phát tán gây ô nhiễm; hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân…
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?