Chuyên gia cảnh báo, tỉnh nguy cơ thấp cũng không an toàn trong dịch Covid-19
Từ ngày 16/3, Thủ tướng đồng ý thực hiện chia các địa phương thành 3 nhóm theo mức độ nguy cơ để triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành tiếp tục thực hiện cách ly xã hội nghiêm ngặt đến ngày 22/4 hoặc 30/4 tùy tình hình thực tế. Trong nhóm này có Hà Nội và TP.HCM.
Đối với 15 tỉnh thành thuộc nhóm có nguy cơ được nới lỏng, sẽ có lộ trình thực hiện chỉ thị 16 và thực hiện nghiêm chỉ thị 15 đến ngày 22/4.
36 địa phương còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp, thực hiện nghiêm chỉ thị 15.
Nhiều người dân cho rằng các địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp hoàn toàn có thể yên tâm trong dịch Covid-19.
Tuy nhiên PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cảnh báo, người dân hiểu như trên là không đúng.
“Hiện nay, cả nước đều có nguy cơ bùng dịch Covid-19, do đó không địa phương nào được coi là an toàn, ai cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này”, PGS Phu khẳng định.
PGS Phu dẫn chứng, ngay trong sáng nay, Bộ Y tế đã công bố ca bệnh 268 là người dân tộc Mông, sống tại khu vực hẻo lánh ở huyện Đồng Văn, Hà Giang.
“Theo phân nhóm, Hà Giang thuộc nhóm nguy cơ thấp nhưng đã xuất hiện ca bệnh đầu tiên. Điều này cho thấy không địa phương nào được cho mình là an toàn trong bối cảnh dịch đã lây lan trong cộng đồng như hiện nay”, PGS Phu nhấn mạnh.
PGS Phu giải thích, Ban Chỉ đạo quốc gia xếp các địa phương theo 3 nhóm dựa trên các yếu tố nguy cơ để tính điểm số.
Các tỉnh thuộc nhóm nguy cơ thấp vì tại thời điểm tính toán, địa phương đó có ít yếu tố dịch bệnh xâm nhập hoặc dịch không phức tạp.
Tuy nhiên, Thủ tướng đã khẳng định các nhóm này luôn “động”, có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Địa phương đang ở nhóm nguy cơ thấp nhưng nếu xuất hiện 1 ca bệnh phức tạp hoặc nhiều ca bệnh sẽ đổi thành nhóm nguy cơ trung bình, thậm chí nguy cơ cao.
“Vì vậy, các địa phương dù đang ở nhóm nguy cơ thấp cũng không được chủ quan, lơ là, cần tiếp tục cảnh giác, phát hiện sớm các ca bệnh để khoanh vùng, dập dịch nhanh gọn, không để dịch bùng phát”, PGS Phu lưu ý.
Người dân cần tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, tuân thủ các khuyến cáo của Bộ Y tế như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m khi tiếp xúc với người khác. Trường hợp không có việc cần thiết không ra khỏi nhà, mọi thành viên trong gia đình cần khai báo y tế trung thực.
Thúy Hạnh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?