Chuyên gia: Không thể khẳng định 'bệnh nhân 243' lây từ Bạch Mai

Mẫu bệnh phẩm "bệnh nhân 243" được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm không phát hiện kháng thể, cho thấy mới nhiễm, không thể khẳng định nhiễm khi đến Bạch Mai ngày 12/3.

Ông Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam, cho biết như trên, sau cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch, trưa 8/4.

Theo ông Phu, có ý kiến cho rằng "bệnh nhân 243" lây nhiễm từ Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên bệnh nhân này vào Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3, đến 4/4 lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính. Trong thời gian 23 ngày đó, người này đi nhiều nơi, tiếp xúc người nhà, người thân, đối tác kinh doanh. Vì vậy để xác định nguồn lây từ đâu, phải xét nghiệm kháng thể xem người này nhiễm lâu chưa hay mới nhiễm.

"Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của người này, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương không phát hiện kháng thể. Điều này khiến chúng tôi nghĩ đây là trường hợp mới nhiễm", ông Phu nói.

Quá trình điều tra dịch tễ cũng cho thấy bệnh nhân này tiếp xúc với nhiều người, ở nhiều nơi, kể cả nơi có nguy cơ cao như những bệnh viện khác chẳng hạn.

"Vì vậy, không thể khẳng định bệnh nhân này lây từ Bệnh viện Bạch Mai, có thể ông ta lây nhiễm trong cộng đồng", ông Phu chia sẻ.

Ông Phu nhấn mạnh, việc tìm nguồn lây nhiễm rất khó. Chỉ những trường hợp nào cần thiết mới xét nghiệm kháng thể để khẳng định, tìm nguồn lây. Còn hầu hết trường hợp, chúng ta tập trung vào việc phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng, những người tiếp xúc gần bệnh nhân để cách ly và khoanh vùng dập dịch, điều này quan trọng hơn.

"Hiện nay có những trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, rất khó phát hiện nguồn lây, tốn nhiều công sức. Tốt nhất là phải khoanh vùng bệnh nhân để cách ly và dập dịch", ông Phu nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, cũng cho rằng chưa thể khẳng định "bệnh nhân 243" ủ bệnh 23 ngày. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy mốc 14 ngày là mức tối đa nCoV có thể ủ bệnh. Một số trường hợp thời gian này kéo dài hơn là do chưa xác định được thời điểm lây nhiễm hoặc chưa chữa khỏi bệnh.    

Tương tự với trường hợp của "bệnh nhân 243", hiện chưa xác định được nguồn lây và thời điểm lây nhiễm của bệnh nhân này. 

Có thể thời điểm phát hiện dương tính ngày 6/4, ông này đã phát bệnh nhưng chưa khỏi; hoặc ông ta chưa phát bệnh mà có thể mới bị lây nhiễm từ cộng đồng.

"Vì vậy, cơ quan chức năng cần làm rõ thêm về lịch sử dịch tễ và sử dụng các xét nghiệm để ước lượng thời gian phát bệnh, ủ bệnh của 'bệnh nhân 243', đồng thời rà soát trong cộng đồng để phát hiện F0 và chặt đứt chuỗi lây nhiễm nếu có", ông Nga đề nghị.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, cũng cho rằng chưa thể biết "bệnh nhân 243" đã lây nhiễm từ ai, lây nhiễm ở đâu và khi nào, nên không thể khẳng định người này ủ bệnh trên 14 ngày.

Virus ủ bệnh trong cơ thể có quy luật sinh học. Hiện tại, thời gian ủ bệnh của nCoV trung bình 5-6 ngày, tối đa 14 ngày.    

"Không thể lâu hơn được, vì như vậy virus cũng khó có thể tồn tại", bác sĩ Khanh nhấn mạnh. 

Quá thời gian 14 ngày, virus có thể sẽ gây tổn thương tại vùng hô hấp, bệnh nhân sẽ phát triệu chứng, tùy từng mức độ nặng nhẹ như ho, đau rát họng, sốt, khó thở, người mệt mỏi...

WHO và Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đều khuyến cáo cách ly y tế 14 ngày. Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng cách ly y tế 14 ngày.

Ông Phu khuyến cáo chính việc lây lan trong cộng đồng dẫn đến không biết đâu là nguồn bệnh hoặc chưa xác định được. Việc giãn cách xã hội là để làm sao người bệnh không tiếp xúc người lành, và ngược lại.

"Việc giãn cách xã hội cần được làm quyết liệt, triệt để ở tất cả các nơi. Nếu nơi này làm tốt, nơi kia không thì chúng ta không biết đâu là ổ dịch, đâu là người mang mầm bệnh", ông Phu nói.

Lê Nga - Thúy Quỳnh - Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới