Chuyên gia tiết lộ 5 loại thịt không được ăn, dù ngon nhưng rất hại sức khoẻ
Trên thực tế, nhiều người có xu hướng thích ăn thịt và không muốn bỏ phí bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, dựa trên cảnh báo mới đây nhất của các chuyên gia y tế, một số phần thịt, cá không nên ăn để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Hãy lưu ý, thói quen ăn thịt cũng phải dựa trên nguyên tắc 3 không: không ăn vùng thịt có nhiều hạch bạch huyết, không ăn những bộ phận liên quan tới nội tiết như: nội tạng, phao câu... và hạn chế ăn da, đặc biệt là da gà, vịt, heo.
Cụ thể hơn, các bác sĩ đã chỉ ra 5 phần thịt động vật vô cùng độc hại mà chúng ta tốt nhất không nên ăn để bảo vệ sức khỏe:
1. Không ăn những nơi có các tuyến nội tiết và các tuyến bạch huyết trên gia súc
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các tính chất hóa lý của thyroxine có trong các tuyến này tương đối ổn định và cần được phá hủy trên 600 °C. Vì thế rất khó để phá hủy nó bằng các phương pháp nấu ăn thông thường. Ăn quá nhiều thyroxine có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của chính chúng ta, gây ra sự khó chịu về thể chất như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Nếu như các tuyến nội tiết quen mặt với người Việt hơn và phân bổ chính ở các cơ quan nội tạng. Còn các hạch bạch huyết hoạt động như các mô miễn dịch của cơ thể. Nó tích lũy một số lượng lớn vi sinh vật và độc tố gây bệnh, vì thế khi ăn vào cơ thể, nó sẽ trực tiếp gây ra các bệnh truyền nhiễm hoặc ngộ độc khác nhau. Ở động vật, hạch bạch huyết tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bụng,...
2. Phao câu gà, vịt
Với nhiều người ưa thích món này, chắc hẳn đây là một trong những bộ phận béo ngậy nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng và an toàn thực phẩm giải thích rằng có tuyến mỡ ở đuôi sẽ gây ô nhiễm chất lượng thịt, chứa một lượng lớn mầm bệnh, chất thải trao đổi chất,... mà ngay cả khi nấu ở nhiệt độ cao, một số vi trùng có thể vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn
3. Da cổ vịt
Cổ vịt rất được yêu thích bởi những người thích thịt vịt. Nhưng vùng này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho sức khỏe.
4. Mật cá
Mật cá tuy không phải là thực phẩm sử dụng hằng ngày nhưng chúng lại được xem như một số bài thuốc quý. Thế nhưng theo các chuyên gia, túi mật là cơ quan tiêu hóa, tiết ra mật để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thịt và thức ăn béo. Vì vậy mà cả túi mật cá sống và nấu chín đều độc hại.
Hầu hết các vụ ngộ độc túi mật cá là cá nuôi nước ngọt, chẳng hạn như cá trắm cỏ, cá chép, cá trích và các loại tương tự.
5. Đầu tôm
Nhiều chuyên gia cho biết, tôm có phần đầu lưu trữ chất thải. Đặc biệt hơn, phần đầu tôm có khả năng tích tụ kim loại. Những chất kim loại có trong nước, nơi sinh sống sẽ được chúng tích trữ ở đầu để góp phần nuôi cứng vỏ. Vì thế, bạn không nên ăn đầu tôm và nhớ bóc vỏ tôm khi ăn.
An An (Dịch theo QQ)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?