Giả thuyết xung quanh ca dương tính nCoV sau đó âm tính

Chuyên gia giả thuyết gene của nCoV tương đồng với vi sinh vật khác nên kết quả xét nghiệm lần đầu dương tính sau đó âm tính.

Tiến sĩ Lê Văn Duyệt, Trưởng Labo sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nhận định như trên. Ông cho biết tại hầu họng và cơ thể con người có hệ vi sinh vật, vi khuẩn thường trú. Có thể hệ gene của vi sinh vật, vi khuẩn ấy khá tương đồng với nCoV. Kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR chỉ sử dụng một đoạn gene rất ngắn. Đoạn gene này càng ngắn thì độ trùng khớp với các loài vi sinh vật khác càng cao.

"Dù trường hợp này rất hiếm nhưng tạm thời có thể nghĩ đến giả thuyết đó", tiến sĩ Duyệt cho biết.

Tiến sĩ Duyệt không cho rằng nguyên nhân sai sót nằm ở kỹ thuật lấy mẫu, do thông thường nhầm từ dương tính thành âm tính, rất khó nhầm lẫn âm tính thành dương tính. Vì vậy để khẳng định một trường hợp dương tính, đơn vị thực hiện phải làm đi làm lại xét nghiệm rất nhiều lần, kiểm tra chéo bằng các kỹ thuật khác nhau, thậm chí phải gửi sang các đơn vị xét nghiệm khác, đặc biệt là với đối tượng mắc mới và bệnh nhân trước khi ra viện.

Chuyên gia xét nghiệm cho hay có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm, như đảm bảo bảo quản mẫu trong các điều kiện tối ưu, bảo quản ARN của virus, các khâu quá trình xét nghiệm có được đảm bảo theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở y tế hay không...

Ống đựng mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Đắc Thành.
Ống đựng mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Đắc Thành.

Trường hợp xét nghiệm dương tính sau đó ba lần âm tính nCoV chỉ trong 24 giờ, từng là "bệnh nhân 994", nam, 87 tuổi, quê ở xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Chiều 20/8, Bộ Y tế rút "bệnh nhân 994" khỏi danh sách người mắc Covid-19. Tuy nhiên ông vẫn phải cách ly tại bệnh viện để tiếp tục theo dõi.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 chiều 20/8, đại diện Phòng thí nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đánh giá mẫu xét nghiệm của bệnh nhân "tương đối khó", kết quả dương tính ở chu kỳ rất muộn. Sau đó, viện tiếp tục xét nghiệm mẫu bệnh phẩm bằng nhiều phương pháp khác như Elisa, đều cho kết quả âm tính.

Phó giáo sư Lê Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, khẳng định "luôn nỗ lực để đảm bảo xét nghiệm trung thực, chính xác". Bà cũng không cho rằng khâu lấy mẫu có sai sót, mà có thể có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

"Tuy nhiên, sau khi bệnh nhân có kết quả âm tính, chúng tôi cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn", phó giáo sư Mai nói.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới