Hà Nội xét nghiệm Covid-19 100% dân số, chuyên gia y tế nói gì?

Theo PGS. TS Nguyễn Huy Nga, Hà Nội chỉ nên tập trung xét nghiệm Covid-19 tại các khu vực nguy cơ cao và các đối tượng có triệu chứng...

Không cần thiết xét nghiệm Covid-19 toàn thành phố

Trước thông tin Hà Nội có kế hoạch xét nghiệm Covid-19 100% người dân trên địa bàn, sáng 7/9, trao đổi với PV Báo Giao thông, PGS. TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: "Theo tôi việc tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ dân số Hà Nội là không cần thiết, chỉ nên tổ chức xét nghiệm ở các vùng có nguy cơ cao, và với những người nguy cơ cao, người có triệu chứng Covid-19.

Việc tổ chức xét nghiệm diện rộng cho tất cả dân của Hà Nội có thể làm lây lan dịch bệnh. Với điều kiện kinh tế hiện nay, nên chăng kinh phí đầu tư cho xét nghiệm diện rộng đó dành mua vaccine cho nhân dân thì tốt hơn".

Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho nhóm nguy cơ cao tại ga Hà Nội
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho nhóm nguy cơ cao tại ga Hà Nội

Cũng theo ông Nga, việc xét nghiệm cấp tốc trong ít ngày với số lượng lớn như vậy, gây mệt mỏi cho hệ thống y tế, gây tốn kém, hơn nữa không mang lại ý nghĩa. Nếu mục tiêu xét nghiệm rộng để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng trong thời điểm hiện nay hoàn toàn chưa hợp lý.

Trước đó, trong tối 6/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ban hành Công điện số 20/CĐ-UBND về việc tăng tốc kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, về xét nghiệm, TP. Hà Nội sẽ huy động các lực lượng xét nghiệm thần tốc, quét nhiều vòng để giúp bóc tách rất nhanh các ca F0 ra khỏi cộng đồng, từng bước thu hẹp các vùng đỏ, vùng vàng và mở rộng vùng xanh trong khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội.

Cụ thể, từ ngày 6-12/9/2021, xét nghiệm toàn bộ 100% người dân trên toàn địa bàn thành phố theo nguyên tắc: Tại khu vực phong tỏa, khu cách ly, khu vực nguy cơ rất cao: Lấy mẫu cho toàn bộ người dân từ 2-3 ngày/lần; Tại khu vực có nguy cơ cao: Lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân từ 5-7 ngày/lần; Tại các khu vực khác: Lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần.

Hướng dẫn người dân tự lấy mẫu có sự giám sát nhân viên y tế và áp dụng các phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh kết hợp với việc gộp mẫu phù hợp. Tăng cường các điểm lấy mẫu di động tại các xã, phường, thị trấn.

Sau ngày 12/9/2021, thành phố sẽ tiếp tục lấy mẫu để giám sát, đánh giá nguy cơ.

Hà Nội có 1 nghìn điểm tiêm vaccine

Liên quan tới việc tổ chức tiêm chủng vaccine Covid-19 tại Hà Nội với mục tiêu đến hết 15/9 thực hiện cho 100% người trên 18 tuổi, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết, có rất nhiều yếu tố quyết định thành phố có thể hoàn thành được hay không, trong đó vấn đề quan trọng nhất vẫn là nguồn cung ứng vaccine.

"Để có đủ vaccine tiêm cho tất cả người dân thì Hà Nội cần được phân bổ liên tục không bị đứt quãng. Đêm hôm qua, chúng tôi mới tiếp nhận được khoảng 4.000 liều. Nếu như có vaccine, thành phố có thể tiêm được từ 150.000-200.000 mũi/ngày.

Hiện nay, nguồn vaccine của thành phố phụ thuộc rất lớn vào nguồn phân bổ. Khi được phân bổ bao nhiêu, chúng tôi triển khai tiêm ngay tới đó", ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết thêm, để tránh trường hợp tụ tập đông người tiêm vaccine, thành phố sẽ chia nhỏ các điểm tiêm để đảm bảo giãn cách. Hiện thành phố có khoảng 1.000 điểm tiêm, mỗi xã/phường ít nhất sẽ có 2 điểm tiêm/ngày.

Hiện ngành y tế của thành phố ngoài tiêm chủng thì còn có nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm, 1 ngày có thể lên tới cả triệu mẫu. Do vậy, để đảm bảo tiêm chủng diễn ra an toàn, thành phố có thể sẽ huy động thêm các nguồn lực giúp đỡ nếu có đủ nguồn phân bổ vaccine.

Vũ Vũ

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới