Không có mối liên hệ giữa bệnh trĩ và ung thư

PGS, TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh trĩ là một bệnh lành tính của vùng thấp trực tràng, không phải là bệnh ung thư. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người lại bỏ qua những dấu hiệu bệnh ung thư vì bị chẩn đoán nhầm sang bệnh trĩ.
PGS, TS Nguyễn Xuân Hùng khám và tư vấn cho người bệnh.
PGS, TS Nguyễn Xuân Hùng khám và tư vấn cho người bệnh.

Sáng 23-11, các bác sĩ đầu ngành về các bệnh lý tầng sinh môn, đại trực tràng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã khám và tư vấn miễn phí cho hàng trăm người dân về các bệnh lý trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe - rò hậu môn...

Theo BS Hùng, kết quả điều tra dịch tễ trên thế giới và điều tra 14 nghìn người tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ bệnh trĩ chiếm khoảng 30% ở người trưởng thành. Đây là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng nên tỷ lệ ở phụ nữ cao hơn so với nam giới.

Chia sẻ về thông tin liệu có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ với ung thư hay không, TS Hùng cho biết, bệnh trĩ là một bệnh lành tính của vùng thấp trực tràng, không phải là bệnh ung thư. Tuy nhiên, những triệu chứng như đại tiện ra máu, đau vùng hậu môn… nhiều người sẽ nghĩ và điều trị theo hướng bệnh trĩ.

“Chính vì sự hiểu nhầm này, nhiều người lại bỏ xót những bệnh khác ở bệnh ở vùng hậu môn như khối ung thư đại trực tràng, polip, bệnh về viêm nhiễm vùng hậu môn như viêm loét đại trực tràng chảy máu; bệnh rò hậu môn gây ra đau, nứt kẽ hậu môn…”, BS Hùng nói.

Hàng trăm người dân đến khám và tư vấn miễn phí tại bệnh viện.
Hàng trăm người dân đến khám và tư vấn miễn phí tại bệnh viện.

Vì thế, theo chuyên gia này, khi chẩn đoán điều trị bệnh trĩ, đầu tiên phải loại trừ ung thư ở vùng hậu môn, đặc biệt ở người nhóm nguy cơ. Những người bị rối loạn tiêu hóa, đại tiện nhầy, sút cân, hơn 50 tuổi thì phải làm các xét nghiệm lâm sàng bổ sung, soi đại tràng, chụp MRI để loại bỏ chắc chắc ung thư mới điều trị bệnh trĩ.

“Nếu không khám chuyên khoa, dễ nhầm chẩn đoán là bệnh trĩ, bỏ xót bệnh ung thư. Có không dưới 10 ca bệnh, chúng tôi phải đã phải chữa ung thư trực tràng giai đoạn muộn vì họ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh trĩ và điều trị bệnh trĩ suốt ba năm. Có trường hợp bị chẩn đoán nhầm trĩ với các tổn thương lành tính khác như u máu, nứt kẽ…”, BS Hùng cho hay.

Trung bình, mỗi ngày có đến 20-30 bệnh nhân đến khám các bệnh lý liên quan đến tầng sinh môn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong đó 10 bệnh nhân có bệnh lý hậu môn trực tràng, 5-7 ca mắc bệnh trĩ. Trong điều trị nội khoa, 50% ca mắc hoàn toàn có thể sống chung với trĩ. 45% số đó nếu có triệu chứng đơn giản có thể dùng thủ thuật tiêm xơ, đốt laze, đốt sóng cao tần…

BS Hùng cho biết, một thực tế hiện nay trong điều trị bệnh trĩ là nhiều người dân chữa kiểu truyền miệng, tin vào thuốc nam hoặc bác sĩ google. Đây là một bệnh phổ biến và có nhiều mức độ cũng như phương pháp can thiệp khác nhau, nên có những nơi học mót các can thiệp này nhưng không học một cách đầy đủ, chuyên khoa nên dẫn tới các trường hợp, mặc dù chữa bệnh sẽ đỡ nhưng không khỏi được bệnh dẫn đến biến chứng, di chứng.

Vì thế, có trường hợp bệnh nhân đắp thuốc điều trị nội khoa cho bệnh ở giai đoạn nặng, nhưng lại sử dụng thuốc đông y không kiểm soát gây hoại tử, ngộ độc, suy đa tạng phải hồi sức, nguy hiểm tính mạng. Có những ca bệnh để lại di chứng nặng không thể đại tiện thông thường, phải làm hậu môn nhân tạo.

BS Lê Nhật Huy khám và tư vấn cho người bệnh.
BS Lê Nhật Huy khám và tư vấn cho người bệnh.

BS Hùng khuyến cáo, những người mắc bệnh lý này, để tránh gây ra các đợt cấp tính của bệnh trĩ cần phải có chế độ ăn uống vệ sinh lành mạnh và loại bỏ ba nhóm thức ăn gồm: cay nóng như ớt, hạt tiêu, xả; sử dụng đồ uống có chất alcohol như rượu, bia và những chất có caffeine như chè đặc, cà phê…

                                                                                                TRẦN NGUYÊN

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới