Không phải u não nào cũng đáng sợ

Theo bác sĩ chuyên khoa, không phải u não nào cũng đáng sợ. Người bệnh cần bình tĩnh, không quá lo lắng, nên thăm khám để được tư vấn kịp thời.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân nhi thăm khám u não tại Bệnh viện Việt Đức

Hoảng hốt đưa con đến viện tuyến trên vì u nang não

Tờ mờ 2h sáng thứ 7 (16/5), chị Đinh Thị Tuyết cùng cậu con trai tên Trương Văn K. (10 tuổi, trú tại Vân Đồn, Quảng Ninh) bắt xe khách lên Bệnh viện (BV) Việt Đức, Hà Nội để thăm khám vì biết có chương trình tư vấn miễn phí với bệnh lý u não.

Nước mắt lưng tròng, chị Tuyết lo lắng cho hay, từ năm 2018, khi con trai mới được 8 tuổi nhưng hay than đau đầu nên vợ chồng chị vội vàng đưa con lên BV Sản nhi Quảng Ninh thăm khám. Sau chiếu chụp, bác sĩ chẩn đoán con có dấu hiệu của u nang dưới màng nhện, u lành không cần can thiệp. Yên lòng với chẩn đoán của bác sĩ, chị Tuyết đưa con trở về.

Tuy nhiên, tần suất đau đầu của K. cũng tăng dần và thường xuất hiện bất chợt, lúc sáng, lúc đêm hôm hay khi học bài. Xót con, lần này chị lại đưa con lên thẳng tuyến trên thăm khám, chụp phim, nhưng kết quả chẩn đoán cuối cùng vẫn là khối u nang dưới nhện lành tính, không cần can thiệp. “Mỗi lần nhìn con đau mà không làm thế nào được, chỉ biết cho con uống thuốc giảm đau thôi cô ạ. Thương con mà không giúp gì được”, chị Tuyết cho hay.

Cũng trong sáng 16/5, chị Bùi Thị Thanh (trú tại Thái Bình) cũng đưa cậu con trai Nguyễn Ngọc H. mới lên 6 tuổi đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, BV Việt Đức. Cách đây chừng 5 tháng, dù không ốm sốt nhưng bỗng dưng thấy con trai lên cơn co giật, chị Thanh vội vàng đưa con đi viện. Qua các kết quả thăm khám, chiếu chụp, các bác sĩ chẩn đoán cậu bé có nang dưới nhện trong não, có dấu hiệu động kinh và chỉ định uống thuốc điều trị động kinh. Chị Thanh cho hay: “Thời gian gần đây, con trai tôi ít ngủ, thường đau đầu và buồn nôn. Năm sau cháu vào lớp 1 nên gia đình lo lắng vô cùng. Bác sĩ vừa khám cho cũng cho biết, trường hợp như con tôi khá phổ biến và dặn dò cho con uống thuốc đều đặn, nếu co giật thì vào viện tuyến dưới thăm khám”.

Tuy nhiên, với 2 trường hợp này, GS. Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, BV Việt Đức cho hay: “Thực tế, nhiều cha mẹ thấy kết quả chiếu chụp có ghi nhận nang, u não nên rất hoảng hốt cho rằng mắc bệnh hiểm nghèo. Những trường hợp u nang não này thường lành tính, không đáng lo ngại. Với các u não lành tính, nếu cần chỉ định phẫu thuật thường cũng không để lại di chứng nào đáng kể. Đã có ca bệnh phát hiện sớm, u não lành, chúng tôi phẫu thuật và chỉ sau 2 tuần bệnh nhân đã quay trở lại công việc bình thường”.

Với u nang dưới nhện, GS. Hệ phân tích: Đây là một dạng nang nước trong não hoặc tủy sống chứa dịch não tủy, có hoặc có rất ít sự thông thương với khoang dưới nhện. Nang này thường có nguồn gốc bẩm sinh xuất phát từ trong quá trình phân tách màng nhện khi còn là bào thai, thường là dạng tổn thương lành tính, chỉ có 1 - 5% có liên quan đến chấn thương hoặc nhiễm trùng. Một nang màng nhện không có triệu chứng hoặc biến chứng thì có thể không cần điều trị, nhưng cần định kỳ theo dõi tiến triển để can thiệp khi cần thiết. Không có thuốc điều trị để teo nang đi mà chỉ có thể phẫu thuật cắt bỏ nang. Tùy vào vị trí và kích thước của nang mà có thể phẫu thuật hoặc không cần phẫu thuật…

Những dấu hiệu cần quan tâm để phát hiện u não

Trao đổi với PV Báo Giao thông, BS. Đồng Văn Hệ cho biết: “Có đến 120 loại u não, trong đó nhiều loại hoàn toàn có thể chữa khỏi và người bệnh sớm trở về cuộc sống bình thường. U não có cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Thậm chí, trẻ nhỏ nhất đã được phẫu thuật u não là khi 2 tháng tuổi và hiện sau 6 năm trẻ vẫn sống tốt, không di chứng”.

Theo GS. Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, BV Việt Đức, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây u não là do viêm, xạ trị hay chấn thương. Hiện, ước lượng có khoảng 200 - 300 ca u não/100 nghìn dân. Tuy vậy, u não ở trẻ có đặc thù khác hơn so với u não ở người lớn, đó là mức độ ác tính cao hơn, dễ gây tử vong cho trẻ hơn.
 
”Theo ông Hệ, biểu hiện của bệnh u não có phổ rộng, ví như đau đầu (dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác) kèm co giật bất thường (trước đây chưa từng xảy ra co giật) thì đến 90% là mắc não. Hay tự dưng méo mồm, sụp mi, tay yếu hay mất tập trung… Tất cả đều là dấu hiệu sớm của bệnh, do vậy cần được thăm khám sớm tại chuyên khoa Thần kinh. Còn khi đã xuất hiện dấu hiệu liệt không đi được, hôn mê… thì đã vào giai đoạn nặng.

Phân tích các nhận biết đâu là cơn đau đầu báo hiệu u não, GS. Hệ chia sẻ: “Thông thường có tới 80% cơn đau đầu do stress, áp lực từ công việc, cuộc sống, xã hội và 20% là xuất phát từ bệnh lý, trong đó có u não. Cần hiểu rằng nếu các cơn đau đầu không khỏi dù khi không chịu bất kỳ áp lực gì, đồng thời sau dùng thuốc, cơn đau tái lại và tăng dần; Hoặc, cơn đau đến vào ban đêm khiến bạn không thể ngủ được thì chắc chắn nên đi thăm khám dự phòng để sàng lọc u não”.

Vũ Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới