Khuyến cáo chống lây nhiễm nCoV
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/4 bổ sung một số khuyến cáo mới phòng chống Covid-19 cho nhóm nguy cơ cao, trong bối cảnh dịch lan nhanh toàn cầu.
Nhóm nguy cơ cao là người cao tuổi, có bệnh nền cần lên kế hoạch khám định kỳ với bác sĩ vào giờ thấp điểm và xin lời khuyên về những việc cần làm nếu có dấu hiệu bị ốm.
Đảm bảo đã được tiêm chủng đầy đủ. Dự trữ đủ số lượng thuốc thường dùng, thực phẩm có thể để được lâu và các vật dụng khác để giảm thiểu việc phải đi ra khỏi nhà.
Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Tránh tụ tập hoặc đến những nơi đông người.
Hạn chế các dịch vụ tại nhà và hạn chế khách tới thăm. Chỉ những người thật sự khỏe mạnh mới nên đi thăm người khác. Thăm hỏi và giữ liên lạc qua điện thoại, tin nhắn, hạn chế gặp mặt.
Luôn cập nhật các khuyến cáo về sức khỏe từ Chính phủ, Bộ Y tế, WHO.
Trong trường hợp có các triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, khó thở, bạn cần gọi điện đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095/19003228 để được tư vấn và sắp xếp đi khám ngay lập tức.
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy người hơn 60 tuổi trung bình mắc 2,6 bệnh, nhóm trên 80 tuổi mắc trung bình 6,8 bệnh. Trong khi đó, dịch Covid-19 có xu hướng lan rộng, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và biến chứng nặng đối với người trên 60 tuổi.
Đặc biệt, người bệnh ung thư đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm bệnh có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng, cần điều trị Hồi sức tích cực hoặc tử vong, cao hơn so với người không ung thư. Nếu biểu hiện bất thường, người bệnh hãy liên lạc với bác sĩ điều trị và tuân thủ các hướng dẫn.
Người dân đến khám sàng lọc tại phòng khám sàng lọc, bệnh viện đa khoa Hà Đông. Ảnh: Thùy An |
Một số khuyến cáo chung khác như: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch. Các thời điểm rửa tay cần thiết là ngay sau khi về nhà; sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như: bảng điều khiển thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can...; sau khi đi vệ sinh; sau khi vệ sinh cho trẻ, người ốm; trước khi ăn; trước và sau khi chế biến thực phẩm và khi bàn tay bẩn.
Thường xuyên làm sạch và khử trùng tại nhà. Các khu vực thường xuyên chạm vào như mặt bàn, tay nắm cửa, dụng cụ cầm tay, bàn, nhà vệ sinh, vòi, bồn rửa. Có thể dùng các các chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt virus để lau các bề mặt. Lưu ý chỉ pha lượng đủ dùng trong ngày.
Duy trì các thói quen lành mạnh như tập thể dục hàng ngày. Thời gian thích hợp nhất là 30 phút một ngày đối với người lớn và một giờ mỗi ngày với trẻ nhỏ. Một số bài tập vận động gợi ý khi ở nhà là leo cầu thang, tập các bài tập co duỗi tay chân, nhún nhảy theo nhạc, tìm và tập theo các bài tập có trên mạng, video. Bạn cũng có thể tham gia các lớp học thể dục trực tuyến, nhảy dây, tập các bài luyện tập cơ bắp và thăng bằng.
Bên cạnh việc hoạt động thể chất, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên chú ý đến chế độ ăn uống, nâng cao sức đề kháng như vitamin C từ trái cây và rau quả như nho, cam, chanh, ổi, bưởi...; thịt và hải sản như sò, hàu, trai, sò điệp, ốc... tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Thùy An
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?